Vì sao Trung Quốc muốn mua tiêm kích Su-35 của Nga?

Vì sao Trung Quốc muốn mua tiêm kích Su-35 của Nga?
Trung Quốc mua 24 chiến đấu cơ tối tân Su-35 mới của Nga. Loại tiêm kích này có thể giúp quân đội Trung Quốc đánh giá được sự phát triển và tiến bộ của quá trình chế tạo máy bay chiến đấu J-11.

Thương vụ mua 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga với giá khoảng 2 tỷ USD là thương vụ lớn thứ hai giữa quân đội Nga và Trung Quốc, Trung tâm Moscow Carnegie cho hay.

Được biết, thương vụ được đàm phán từ năm 2010 - 2011 và được ký kết cách đây 1 năm sau khi giải quyết dứt điểm hàng loạt vấn đề vào năm 2014.

Dự kiến, Nga sẽ bắt đầu bàn các thiết bị của chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc vào năm 2016 và quá trình chuyển giao các bộ phận chính của máy bay sẽ diễn ra vào năm 2017 - 2018.

Với lợi thế từ hợp đồng mua chiến đấu cơ Su-35 mang lại, Trung Quốc dường như đang tìm thêm cách để phát triển năng lực chế tạo chiến đấu cơ.

Trong hai loại chiến đấu cơ đang được Trung Quốc phát triển là J-20 và J-31, chỉ có J-20 có thể được xem là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm. J-31 sử dụng công nghệ tàng hình nhưng các bộ phận và thiết bị chính lại vay mượn công nghệ từ chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ như J-10B, J-16 và FC-1, theo Trung tâm Carnegie Moscow.

Trong khi đó, chiến đấu cơ Su-35 của Nga là loại máy bay phát huy tối ưu nhất phiên bản Su-27. Chiến đấu cơ tối tân này của Nga sẽ cho phép quân đội nước này đánh giá được các bước tiến bộ và phát triển trong quá trình chế tạo máy bay chiến đấu J-11. Ngoài ra, việc mua Su-35 có thể xem như là định hướng cho Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề về công nghệ tàng hình, giúp nước này phát triển hơn nữa năng lực của ngành hàng không.

Trung Quốc còn được lợi ở việc họ có thể sẽ giành thêm được các hợp đồng mua các đơn vị vũ khí hay thiết bị quân sự cho những chiếc chiến đấu cơ mới của nước này đồng thời có được sự chuyển giao về công nghệ cũng như quá trình nghiên cứu, phát triển các loại máy bay chiến đấu.

Còn đối với Nga, việc chuyển giao thành công chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc sẽ giúp tăng cường vị thế của Nga trên các thị trường nước ngoài. Sau Trung Quốc, Nga hy vọng Indonesia sẽ là khách hàng tiếp theo đối với loại chiến đấu cơ Su-35.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.