‘Xe tăng bay’ Su-25: 40 năm vẫn còn tương lai

Một chiếc Su-25 của Không quân Nga - Ảnh: TASS
Một chiếc Su-25 của Không quân Nga - Ảnh: TASS
40 năm trước, ngày 22.2.1975 chiếc máy bay tấn công mặt đất Su-25 đầu tiên của Liên Xô cất cánh bay thử nghiệm từ 1 sân bay ở Kubinka, ngoại ô Moscow. Đến nay chiếc “xe tăng bay” này vẫn có mặt ở các điểm nóng trên thế giới, từ xung đột ở Ukraine đến cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq.

Theo trang tin Russia & India Report ngày 2.3, tính đến đầu năm 2015, Không quân Nga có 14 phi đội máy bay tấn công gồm 150 chiếc Su-25; 60 Su-25SM; 52 Su-25SM2 / SM3; và 15 Su-25UB (2 chỗ ngồi). Trong số này sẽ có hơn 80 máy bay được nâng cấp lên phiên bản SM vào năm 2020. Khoảng 100 chiếc Su-25 đang đậu tại các căn cứ lưu trữ dài hạn.

Cỗ máy tấn công từ trên không này nặng 17 tấn, trang bị hai động cơ phản lực, có thể đạt tốc độ 975 km/giờ, tác chiến trong bán kính chiến đấu 300 km. Mười giá treo dưới cánh cho phép Su-25 sử dụng toàn bộ sức mạnh của nó để tạo ra các cú sốc. Tuy nhiên, những con át chủ bài của Su-25 là tính năng sống sót độc đáo của nó trong chiến đấu nhờ vào lớp giáp hiệu quả với các tấm polyurethane bọt đầy lỗ li ti.

Chi phí tương đối thấp, cùng nhu cầu bảo trì thấp đã cho phép sản xuất ra khoảng 1.300 chiếc Su-25, phục vụ ở các nơi trên thế giới. Máy bay tấn công này đã được sử dụng trong các cuộc xung đột gần đây, như cuộc chiến Nga với Georgia (tức Gruzia), ở chiến trường miền đông Ukraine và tại Iraq. Hơn nữa, theo Bộ Quốc phòng Iraq, nhờ Nga cung cấp kịp thời 15 chiếc Su-25 hồi năm 2014 mà Iraq đối phó hiệu quả với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

‘Xe tăng bay’ Su-25: 40 năm vẫn còn tương lai ảnh 1

Su-25 do Nga cung cấp cho Iraq để chống lại phiến quân IS, tại một căn cứ quân sự gần Baghdad, cuối tháng 6.2014 - Ảnh: Reuters

‘Xe tăng bay’ Su-25: 40 năm vẫn còn tương lai ảnh 2

Su-25 của Iran trên đường băng tại căn cứ quân sự Al Muthanna ở Baghdad, Iraq tháng 7.2014 để hỗ trợ Iraq chống lại phiến quân IS - Ảnh: Reuters

Tuy vậy, khi Không quân Nga sử dụng Su-25 ở Nam Ossetia để đối phó với quân đội Gruzia được trang bị hệ thống phòng không của Liên Xô, do Ukraine chuyển giao, Nga bị mất 3 máy bay tấn công loại này, theo số liệu chính thức. Nhà thiết kế trưởng của hãng Sukhoi, ông Vladimir Babak nói rằng sau khi tấn công bằng tên lửa nhằm vào hệ thống phòng không, 3 chiếc Su-25SM đã bay trở về căn cứ và được sửa chữa.

Trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Ukraine và quân nổi dậy ở miền Đông, tính chung Ukraine đã bị mất khoảng 11 chiếc Su-25 và 12 chiếc khác bị hư hại, chủ yếu do trúng tên lửa phòng không vác vai của quân nổi dậy.

Những con số này cho thấy Su-25 đã lỗi thời và cần phải được nâng cấp để có thể sử dụng các hệ thống vũ khí hiện đại, có độ chính xác cao. Đồng thời, loại máy bay này vẫn có thể được sử dụng có hiệu quả chống lại các nhóm khủng bố không có hệ thống phòng không.

‘Xe tăng bay’ Su-25: 40 năm vẫn còn tương lai ảnh 3

Với 10 giá treo vũ khí bên dưới cánh, cùng với lớp giáp đặc biệt khiến máy bay Su-25 được NATO mệnh danh là “xe tăng bay” - Ảnh: RIA

Việc Nga nâng cấp Su-25 lên phiên bản SM3 có thể kéo dài tuổi thọ của máy bay này ít nhất là thêm mười năm. Phiên bản Su-25 sửa đổi này có hệ thống điều khiển điện tử tiên tiến, bao gồm cả hệ thống định vị GLONASS (hay GPS), tăng khả năng tự chủ của các chuyến bay mà không cần sử dụng các dịch vụ hướng dẫn mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. Chiếc Su-25SM3 đầu tiên đến với quân đội, giao cho Quân khu phương Nam vào tháng 2.2013.

Việc hiện đại hóa Su-25 sẽ tiếp tục, và tổng tải trọng chiến đấu của loại máy bay tấn công này là chưa từng có trên thế giới, theo Tư lệnh Không quân Nga Victor Bondarev trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA. Nói cách khác, máy bay tấn công chuyên dụng này sẽ tiếp tục phục vụ lực lượng vũ trang Nga trong tương lai.

Theo nguồn tin từ Bộ chỉ huy Trung tâm của Không quân Nga, ngoài loại Su-25 sửa đổi như trên, vào năm 2014 quân đội Nga nhận được phiên bản đặc biệt của chiếc máy bay tấn công này, được tối ưu hóa để phá hủy và phá vỡ các hệ thống phòng không của đối phương.

Vì vậy, Nga đã cho hoãn việc ngừng hoạt động Su-25. Sau khi trải qua một số nâng cấp để phù hợp hơn với các điều kiện của chiến tranh hiện đại, Su-25 vẫn còn tính cạnh tranh không chỉ ở trong nước Nga mà còn trên thị trường vũ khí nước ngoài.

Theo Theo Thanh niên
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.