Bất ngờ vì lại thi địa lý

Bất ngờ vì lại thi địa lý
Ngày 29-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố sáu môn thi tốt nghiệp năm nay. Ngoài ba môn được biết trước là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, các môn thi tiếp theo là sinh học, hóa học và địa lý.

Bộ GD&ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT

Nhiều thí sinh bất ngờ với môn địa lý khi năm nay là năm thứ năm liên tiếp thi môn này.

Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo hình thức rút thăm ngẫu nhiên để chọn một trong nhiều phương án được đưa ra. Vì thế có thể có những môn thi được lặp lại trong nhiều năm. Và không ai chắc môn thi năm trước có thì năm nay không thi.

Ngày 29-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố sáu môn thi tốt nghiệp năm nay. Ngoài ba môn được biết trước là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, các môn thi tiếp theo là sinh học, hóa học và địa lý.Nhiều thí sinh bất ngờ với môn địa lý khi năm nay là năm thứ năm liên tiếp thi môn này.
Ngày 29-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố sáu môn thi tốt nghiệp năm nay. Ngoài ba môn được biết trước là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, các môn thi tiếp theo là sinh học, hóa học và địa lý.Nhiều thí sinh bất ngờ với môn địa lý khi năm nay là năm thứ năm liên tiếp thi môn này. .

Rút thăm ngẫu nhiên

Bộ GD-ĐT vừa công bố môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 sẽ phải thi các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, sinh học, địa lý, hóa học (đối với hệ THPT) và các môn toán, văn, sinh học, địa lý, hóa học, vật lý (hệ giáo dục thường xuyên). Các môn toán, ngữ văn, địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận. Các môn ngoại ngữ, hóa học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Với môn ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật. Thí sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học thì được thi thay thế bằng môn vật lý (thi theo hình thức trắc nghiệm). Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra vào các ngày 2, 3 và 4-6.

“Trong mỗi phương án (sáu môn thi), việc lựa chọn cũng cân nhắc đến việc cân đối giữa tỉ lệ các môn tự nhiên và xã hội, tỉ lệ các môn thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. Thực tế, các em học sinh năm cuối cấp THPT đều có định hướng thi ĐH-CĐ và tập trung học tốt một số môn thi theo khối mình đăng ký. Nếu nhóm môn thi có các môn thi của cả khối A, B, C, D thì lợi thế sẽ chia đều cho tất cả thí sinh.

Tương tự, nếu nhóm môn thi có số lượng môn tự luận và trắc nghiệm cân bằng thì sẽ không khiến thí sinh bị nặng nề” - một chuyên gia của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT giải thích. Sau khi các phương án được xem xét để loại trừ những phương án bất hợp lý, Bộ GD-ĐT rút thăm ngẫu nhiên để chọn một phương án chính thức

Cũng theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sở dĩ để trước ngày 31-3 mới công bố môn thi tốt nghiệp vì muốn tránh để các trường, thầy cô giáo và học sinh dạy học lệch, cắt xén môn học không nằm trong nhóm môn thi. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường THPT phải thực hiện đúng phân phối chương trình, không dạy dồn tiết, bỏ tiết, bỏ môn.

Không đáng ngại

Theo em Nguyễn Thu Hà - Trường THPT Việt Đức (Hà Nội): “Em và các bạn đều đoán 100% năm nay không thi địa vì môn này đã liên tiếp thi bốn năm rồi nên ai cũng có đôi chút bất ngờ”. Một học sinh khác cũng ở trường này thú nhận: “Đã xác định gác môn địa sang bên để học các môn khác rồi, không ngờ lại thi”.

Trong khi đó, đa số học sinh ở TP.HCM lại không bất ngờ với việc sẽ thi tốt nghiệp môn địa. Hà Văn Sang, học sinh Trường THPT Nguyễn Du, cho biết: “Tụi mình đoán gần đúng hết các môn thi, này nhé: toán, văn, ngoại ngữ, sinh, địa, lý. Không chỉ học sinh tụi mình mà ngay cả các thầy cô cũng khẳng định năm nay sẽ thi môn địa tiếp vì nội dung về biển - đảo phải được tuyên truyền nhiều hơn nữa cho giới trẻ tụi mình; môn sinh thì những năm trước cứ hai năm thi tốt nghiệp một lần, năm nay “đến hẹn lại lên” thôi. Riêng môn cuối tụi mình đoán là vật lý là vì năm trước thấy thi môn hóa rồi. Không ngờ năm nay cho thi môn hóa nữa”.

Theo các thầy cô giáo, vì môn thi được “rút thăm ngẫu nhiên” nên không ai dám mạo hiểm khuyên học sinh bỏ qua môn học nào nằm trong nhóm được lựa chọn sẽ thi. Cô Võ Thị Thu Hà, giáo viên môn địa lý Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), cho biết: “Cũng nhiều người nghĩ đã bốn năm thi liên tiếp thì năm nay không thi địa nữa. Nhưng chúng tôi vẫn chuẩn bị đề cương ôn tập và không cho phép học sinh được lơ là”. “Năm thứ năm liên tiếp thi địa đối với giáo viên bộ môn cũng là một lợi thế vì chúng tôi có sẵn đề cương ôn tập, kinh nghiệm ôn tập cho học sinh rồi” - một giáo viên địa lý ở Trường THPT Trần Phú nhận xét.

Còn thầy Vũ Quốc Lịch, giáo viên dạy địa Trường Hà Nội - Amsterdam, cho biết: “Thi địa, thí sinh có thể gỡ điểm vì chắc chắn có câu hỏi liên quan tới tra cứu Atlat địa lý. Thí sinh chỉ cần biết kỹ năng tra cứu phân tích Atlat địa lý thì đã có điểm, không mất công phải học thuộc, ghi nhớ máy móc”.

Theo cô Hà Thị Phương Lan - phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội): “Có bất ngờ nhưng nhóm môn thi tốt nghiệp năm nay khá hợp lý so với nhiều năm trước. Có đại diện của các khối A, B, C, D, không quá thiên về khối thi nào. Tỉ lệ các môn thi tự luận và trắc nghiệm là 50/50”.

TS Nguyễn Tùng Lâm (hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội):

Nên thi kiểm tra hết môn theo hình thức cuốn chiếu

Thi cử mang tính quyết định tới chất lượng dạy học nên không thể chờ có chương trình mới thì mới cải tiến mà cần làm sớm. Tôi nghĩ cần phải cho học sinh thi kiểm tra hết môn theo hình thức cuốn chiếu để học môn nào phải thi môn đó, chứ không dồn vào cuối cấp như hiện nay. Cách làm hiện nay dù không muốn cũng dễ dẫn đến học lệch, cắt xén kiến thức, đối phó... Tất cả sinh ra từ việc bắt học sinh phải gánh một gánh rất nặng vào kỳ thi cuối cấp.

* Cao Thị Thu Hồng (giáo viên môn địa Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM):

Học môn địa không còn nặng nề như trước

Năm năm liền học sinh thi tốt nghiệp THPT môn địa, tôi hi vọng sẽ tạo ra một sự nhìn nhận lạc quan và tích cực hơn của xã hội về môn học này. Thật ra, kiến thức môn địa ở bậc THPT có liên quan khá nhiều đến các ngành du lịch, ngoại thương, kinh tế... mà học sinh sẽ học ĐH sau này.

Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT cũng đã đổi mới cách ra đề đối với môn địa, thí sinh không phải học thuộc lòng nên việc thi môn địa cũng không còn nặng nề như trước. Thay vào đó, thí sinh phải biết sử dụng Atlat, biết phân tích, tổng hợp vấn đề từ những hiểu biết của mình... Nói chung điều này đã giúp học sinh tự tin hơn nhiều”.

Theo Vĩnh Hà- Hoàng Hương
Tuổi trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.