'Cha đẻ' của sách về gái bán dâm, trai gọi

'Cha đẻ' của sách về gái bán dâm, trai gọi
20 tuổi, Thạch viết "Đời Callboy", sau đó, anh gắn với các tác phẩm: "Một con đĩ yêu nghề", "Một con đĩ còn trinh", “Mắt đĩ”... Thạch chia sẻ, anh chọn sự gai góc, vì anh thích đương đầu với cuộc sống.

'Cha đẻ' của sách về gái bán dâm, trai gọi

> Cô gái Việt với giấc mơ đạp xe vòng quanh thế giới
> Chàng trai Việt vào danh sách 'Tài năng trẻ' Forbes

20 tuổi, Thạch viết "Đời Callboy", sau đó, anh gắn với các tác phẩm: "Một con đĩ yêu nghề", "Một con đĩ còn trinh", “Mắt đĩ”... Thạch chia sẻ, anh chọn sự gai góc, vì anh thích đương đầu với cuộc sống.

Tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Thạch
Tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Thạch.

Tác giả của những tiêu đề hot

Đời Callboy viết về một chàng trai đồng tính vùng biển, lên Sài Gòn kiếm việc, bị lừa và trở thành trai gọi.

Cuốn sách đã trở thành tâm điểm trong cộng đồng LGBT ngay khi còn chưa xuất bản, sau đó, được đông đảo dư luận chú ý.

Khác với những số phận bi kịch trong tác phẩm, cuộc sống bên ngoài của Thạch khá bình lặng. Anh viết sách, tham gia các hoạt động xã hội và cà phê cùng bạn bè, người quen.

Trong một buổi chiều cuối năm tại Hà Nội, Nguyễn Ngọc Thạch (sinh năm 1987, TP.HCM) mở đầu câu chuyện bằng một câu nói nửa đùa nửa thật: "Ngày trước, mọi người hay gọi tôi là "Thạch đĩ", vì tôi thường viết về gái điếm".

Sau đó, anh kể một loạt những tiêu đề truyện đã đăng tải trên mạng trong suốt mấy năm qua, từ Một con đĩ yêu nghề, Một con đĩ còn trinh đến Mắt đĩ, gần nhất, là tác phẩm in thành sách đầu tay của anh cũng gắn liền với nghề nghiệp bán thân này,cuốn tiểu thuyết có tên rất "kêu": Đời Callboy (trai gọi).

So với hình ảnh người ta hay nghĩ về một tác giả với quần tây, áo sơ mi hay mắt kính cận, Thạch khá bảnh (có lẽ vì vậy mà anh còn bất đắc dĩ có tên "hot boy viết sách" mặc dù chưa bao giờ dám nhận mình là hot boy).

Thạch kể, trước 20 tuổi, anh chưa bao giờ nghĩ mình có thể chạm đến nghiệp văn chương như thế này, nếu anh không gặp một người. Đó chính là nhân vật chính trong Đời Callboy.

Bìa cuốn Đời Callboy
Bìa cuốn Đời Callboy.

"Ngày đó, tôi cũng như những người trẻ khác, đi học, đi chơi, ăn và ngủ. Cho đến lúc cuộc đời xảy ra hai biến cố. Thứ nhất là chia tay tình đầu. Thứ hai là đăng ký tham gia công tác xã hội và quen được rất nhiều người, trong đó có một người anh. Anh kể cho tôi nghe về cuộc đời làm callboy của mình. Từ đó, tôi suy ngẫm và ngỏ ý với anh về việc viết lại cuộc đời anh thành sách. Anh gật đầu và những đoạn truyện đầu tiên về đời callboy được đăng lên mạng từ cách đây 6 năm" - Thạch kể.

Tại thời điểm đó (năm 2007), xã hội còn chưa cởi mở đối với cộng đồng LGBT (Bóng - cuốn tự truyện về đồng tính tại Việt Nam xuất bản đầu tiên vào năm 2008), thế nhưng Thạch đã mạnh dạn viết về đồng tính, chưa kể, đặt một tiêu đề rất "hot" liên quan đến “callboy”, nên truyện dài này nhanh chóng thu hút hơn 1 triệu lượt xem trên trang blog cá nhân của Thạch.

Tuy nhiên, phải sau một loạt truyện ngắn trên mạng, gây xôn xao trong giới trẻ, được hàng ngàn trang web chia sẻ lại, tới tận tháng 9 năm vừa qua, Đời Callboy của Thạch mới được xuất bản thành sách.

"Ban đầu, phía nhà xuất bản có yêu cầu đổi tên, không để Đời Callboy, vì nó hơi nhạy cảm. Nhưng tôi không đồng ý vì nó đã gắn với mình trong một đoạn đời quá dài, nếu đổi tên khác gì đổi đi đứa con ruột thịt." - Thạch chia sẻ.

Khi phát hành Đời Callboy, Thạch khá bận nên anh tạm nghỉ việc
Khi phát hành Đời Callboy, Thạch khá bận nên anh tạm nghỉ việc.

Sự khác biệt, và một trong những điểm nổi bật trong các tác phẩm của Thạch chính là việc lựa chọn tiêu đề. Dường như, anh quá táo bạo khi lựa chọn những cái tên rất nhạy cảm. Thạch bảo, đó là do hiệu ứng marketing. Bởi bên cạnh viết văn, Thạch từng học và làm việc về marketing, một trong những điểm anh áp dụng ở lĩnh vực này sang văn chương chính là "chọn nhóm đối tượng".

“Mặc dù biết cái tên Đời Callboy và hình bìa sách có phần nhạy cảm, nhưng tôi nghĩ đó là yếu tố để người ta nhìn tới cuốn sách của mình trên kệ sách. Nếu bạn viết rất hay, rất tâm huyết, nhưng tên truyện và bìa sách không đủ thu hút để người ta cầm lên đọc… thì những gì bạn viết khó có thể đến được với độc giả" - anh nói về quan điểm của mình.

'Cha đẻ' của sách về gái bán dâm, trai gọi ảnh 4
"Điểm tương đồng rõ nhất giữa người đồng tính và các cô gái bán thân - đó chính là bị kỳ thị".

Thích đương đầu với cuộc sống

Thạch sống ảo cũng nhiều, sống thực cũng lắm, và nơi nào cũng nhiều éo le. Viết sách về một số phận đồng tính bi kịch thì anh nhận được nhiều chia sẻ buồn thương hơn từ những độc giả khác.

Dù vậy, anh không hề cảm thấy mệt mỏi, thậm chí có quan điểm khá thú vị: "Tôi có quan điểm là sống làm sao để đời chán mình chứ mình không chán đời. Tôi thích đương đầu, cái gì xã hội sợ hãi thì mình tìm đến".

Vì thế, tác phẩm trên mạng đầu tiên của anh, là viết về một cô gái bán thân... yêu nghề. Thạch chia sẻ: "Một thằng đàn ông viết về đĩ điếm thì chẳng dễ dàng gì. Nhưng tất cả là do cơ duyên. Hoạt động xã hội, đi phát bao cao su, gặp gái điếm. Gặp rất nhiều trường hợp, có nhiều người vì đồng tiền, có người (ít hơn) vì cuộc sống quá cùng cực, không biết làm gì kiếm sống. Thế là tôi nói chuyện với họ, hiểu họ. Rõ ràng là nên có cái gì đó viết cho họ, để ít nhất người đọc cũng hiểu được rằng đằng sau câu chuyện về một con người đi bán thân nuôi miệng thì vẫn có một điều gì đó đáng cảm thông".

Đọc truyện, gặp Thạch, dễ dàng nhận ra hai đối tượng anh viết chủ yếu là gái gọi và đồng tính.Về điều này, theo anh, bên cạnh “cái duyên”, còn bởi sở thích gai góc của anh gắn với họ.

Anh nói: "Điểm tương đồng rõ nhất giữa người đồng tính và các cô gái bán thân - đó chính là bị kỳ thị".

Cả hai nhóm trên đều bị xã hội kỳ thị, lên án. Nếu như xã hội kỳ thị các cô gái điếm với sự khinhbỉ thì đồng tính bị kỳ thị với thái độ sợ hãi, thậm chí còn nhiều người cho rằng đó là bệnh hoạn.Và một điểm nữa, là hai nhóm người đó lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.

Tác phẩm mới Lòng dạ đàn bà của Ngọc Thạch
Tác phẩm mới Lòng dạ đàn bà của Ngọc Thạch.

"Người đồng tính rất cô đơn, họ không thể chia sẻ với ai được, ngay chính người thân trong gia đình mình. Và các cô gái bán thân - họ cũng thế. Cho nên, mỗi câu chuyện của tôi là hoàn cảnh của một con người. Tôi viết lên, ngoài mong muốn nói đến những góc khuất trong cuộc sống họ trải qua, còn hi vọng, ai đó nếu gặp họ, thay vì kỳ thị, ghét bỏ, hãy thử tìm hiểu và giúp đỡ họ ít nhất là về mặt tinh thần, hoặc nếu được, là một việc làm tốt đẹp hơn những gì họ đang trải qua"- Thạch thẳng thắn.

Bản thân Thạch, cũng thường xuyên cô đơn. Và mỗi khi cô đơn, anh lại viết. Thạch thường viết vào đêm khuya, khi đường phố Sài Gòn đã yên tĩnh, trả lại khoảng không mát dịu cho tâm hồn. Để rồi, với 26 tuổi, chàng trai trẻ đã và đang có những trang sách với muôn góc cạnh cay đắng của đời người, tiếp tục khai thác về những mảng đời cô đơn trong xã hội…

Cuốn sách mới Lòng dạ đàn bà của Thạch xuất phát từ 3 chữ anh rất ghét - "đồ đàn bà". Lấy bối cảnh những năm 60 tại Sài Gòn, Thạch viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Hỏi Thạch, với tuổi đời cũng như tuổi viết còn quá trẻ của mình, liệu anh có đủ “chất” để viết một cuốn sách về đàn bà thuộc thế hệ đó, anh bảo: "Khi tôi chia sẻ ý tưởng, cũng có người bảo tôi điên. Nhưng tôi đã quyết, và tìm hiểu từ nhiều góc độ, như chính ba, bà nội, sách báo, mạng internet, đọc lại các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan.... Dù vậy, chắc chắn không phải 100% văn phong trong tác phẩm đúng với thời đại đó, nên cũng mong độc giả cảm thông".

Trong những ngày cuối năm ngoái và đầu năm nay, Thạch trở lại với đề tài cũ - tự truyện về một trong những người đồng tính nổi tiếng bậc nhất TP.HCM. Cuốn sách dự định sẽ ra mắt trong tháng 4 tới.

Theo Thủy Nguyên
Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.