'Hạnh phúc là còn được nghe ba má la'

'Hạnh phúc là còn được nghe ba má la'
“Điều hạnh phúc em đang có là gì?”. Đáp án của một học sinh vốn được xem là “cá biệt” làm nhiều người xúc động: “Điều hạnh phúc nhất mà em đang có là vẫn còn được nghe ba má la mỗi ngày”.

'Hạnh phúc là còn được nghe ba má la'

> Mơ ước đến trường cháy bỏng của cô nữ sinh lớp 10

“Điều hạnh phúc em đang có là gì?”. Đáp án của một học sinh vốn được xem là “cá biệt” làm nhiều người xúc động: “Điều hạnh phúc nhất mà em đang có là vẫn còn được nghe ba má la mỗi ngày”.

Các em học sinh, thanh thiếu niên chưa ngoan Q.1 trong giờ học về giá trị sống
Các em học sinh, thanh thiếu niên chưa ngoan Q.1 trong giờ học về giá trị sống.

Câu chuyện trên được ghi nhận trong phần bài tập tại lớp học về giá trị sống dành cho 50 học sinh, thanh thiếu niên chưa ngoan trong độ tuổi 13 - 18 đến từ 10 phường thuộc quận 1, TPHCM diễn ra trong ngày 21/3.

Trong bài dạy của mình dành cho lớp học đặc biệt này, ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư phạm TPHCM) cho học trò “khởi động” bằng các hoạt động vui chơi theo nhóm. Tiếp đó, các em tỏ ra rất thích thú khi được xem những clip nói về mối quan hệ cha mẹ con cái, lòng tốt… và câu hỏi bài tập khơi gợi giá trị bản thân, giá trị cuộc sống.

Với câu “Điều hạnh phúc em đang có là gì?”, nhiều em có câu trả lời: “Hạnh phúc là có người để yêu thương. Hạnh phúc khi được là người bình thường”; “Hạnh phúc là khi còn ba còn mẹ và nếu chỉ còn một trong hai người cũng là hạnh phúc”; hay “Điều hạnh phúc nhất mà em đang có là vẫn còn được ba má la mỗi ngày” làm cho những học sinh khác cũng xúc động.

Những điều chia sẻ trên tưởng chừng rất bình thường nhưng với không ít nhiều em tại lớp học này lại là thứ quá xa xỉ. Một số em đã bỏ học, và còn lại đang đứng trước nguy cơ bỏ học rất cao… Nhiều em cũng được “ghi tên” trong hồ sơ tệ nạn như trộm cắp, đua xe, đánh nhau... Sự sa ngã của các em chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, các em thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ người thân.

Thiên Chi, 16 tuổi, lần đầu tiên viết lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chi quyết tâm đi học lại sau nhiều năm bỏ nhà đi bụi
Thiên Chi, 16 tuổi, lần đầu tiên viết lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chi quyết tâm đi học lại sau nhiều năm bỏ nhà đi bụi.

Chị Lê Thị Ngọc Hân - Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Q.1 bày tỏ, hầu hết các em xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, bố mẹ khó khăn, ly hôn, tù tội… “Việc tiếp cận để các em tham gia chương trình học này cũng rất khó khăn, các em tìm mọi cách để khước từ. Khi các bạn trong Hội Liên hiệp thanh niên đến vận động, có em còn hỏi: “Đi học được tiền không cô?”.

Em Thiên Chi, 16 tuổi, nhà ở phường Cầu Kho, Q.1 cho biết bố mẹ mình bỏ nhau từ lâu, em sống với ba và hai chị gái. Năm lên lớp 6, em nghỉ học, bỏ nhà đi bụi nhiều năm liền cho đến ngày ba tìm về. Mới đây em mới quyết định quay lại đi học lớp 7 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

“Có lẽ lâu nay em đã để phung phí rất nhiều thứ. Phung phí thời gian, phung phí tình yêu thương của ba, của chị dành cho mình… Đã đến lúc em phải bắt đầu lại tất cả”, Chi chia sẻ.

Được biết, ngày học đặc biệt này nằm trong hành trình “Tuổi xanh sống đẹp” thuộc chủ trương của Quận uỷ Q.1, do Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam - Quận đoàn 1 thực hiện nhằm trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu niên chưa ngoan.

Cuối tháng 3, các em sẽ tiếp tục được tham gia trải nghiệm thực tế ở Vũng Tàu, đến các trường khuyết tật và thăm các di tích lịch sử. Sau đó, các em sẽ được Hội Liên hiệp Thanh niên các phường nơi mình cư ngụ giám sát, quản lý, hướng các em đến lối sống đẹp, sống có ích. Các thanh thiếu niên này sẽ được tạo điều kiện đến trường nếu có nhu cầu đi học, còn không các em sẽ được định hướng để học nghề.

Theo Hoài Nam
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.