Lớp học đặc biệt trên đảo Sinh Tồn

Lớp học đặc biệt trên đảo Sinh Tồn
Vẫn tiếng trống trường giục giã, vẫn tiếng trẻ con ê a, nhưng lớp học giữa đảo Sinh Tồn có nhiều điều thật thú vị. Học trò ở xã đảo ít nên lớp thường được tổ chức học ghép. Thầy vì thế cũng phải vất vả hơn để có thể dạy nhiều học trò với các chương trình khác nhau.

Lớp học đặc biệt trên đảo Sinh Tồn

Nghiên cứu mở rộng địa giới huyện Trường Sa
> Nhiều hoạt động trên thị trấn Trường Sa

Vẫn tiếng trống trường giục giã, vẫn tiếng trẻ con ê a, nhưng lớp học giữa đảo Sinh Tồn có nhiều điều thật thú vị. Học trò ở xã đảo ít nên lớp thường được tổ chức học ghép. Thầy vì thế cũng phải vất vả hơn để có thể dạy nhiều học trò với các chương trình khác nhau.

Thầy giáo Cao Văn Giáp, cũng là Phó Chủ tịch UBND xã Sinh Tồn đã có thâm niên 5 năm đứng lớp
Thầy giáo Cao Văn Giáp, cũng là Phó Chủ tịch UBND xã Sinh Tồn đã có thâm niên 5 năm đứng lớp.
 

Thầy giáo Cao Văn Giáp sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Đà Lạt đã xin ra đảo Sinh Tồn làm nhiệm vụ. Ngoài chức trách là Phó Chủ tịch UBND xã Sinh Tồn, anh còn kiêm luôn thầy giáo đứng lớp trong suốt hơn 4 năm đặt chân lên đảo. Với anh, dạy học trên đảo là một trải nghiệm thật thú vị mà anh chưa bao giờ nghĩ tới. Anh tâm sự: Tuỳ từng độ tuổi mà thầy giáo có cách truyền dạy khác nhau.

Đứng lớp một buổi, người thầy phải “đóng nhiều vai” để hiểu các em, để dạy các em học có hiệu quả hơn. Học sinh trên đảo rất hiếu học, vì vậy khi trở về đất liền các em có thể tiếp tục học và theo kịp bạn bè ở những cấp học tiếp theo. Đặc biệt, các em ý thức và cảm nhận rất rõ về tình yêu quê hương, đất nước ngay giữa biển trời Tổ quốc.

Trong suốt những năm sinh sống ở đảo Sinh Tồn, gia đình anh Hồ Văn Hiền (41 tuổi) và chị Ngô Thị Kim Uý (33 tuổi) có một cuộc sống khá đầm ấm. Đứa con lớn của anh chị sau một thời gian học tập ngoài đảo đã chuyển về đất liền để học tiếp. Con thứ hai của anh chị hiện đang học lớp 2 trên đảo. Năm 2011, anh chị sinh thêm một cháu nhỏ ngay trên đảo và rất yên tâm cho tương lai của các con vì cuộc sống trên đảo không khác với đất liền là mấy. Chị Uý chia sẻ: Gọi là ở đảo chứ khi đau ốm thì cũng có bác sỹ, khi đến tuổi đi học thì cũng có trường lớp.

Trẻ nhỏ được học tập đến nơi đến chốn để khi vào đất liền chúng cũng có trình độ như bạn bè. Người lớn thì có cuộc sống ổn định, ngày ngày vẫn trồng rau, chăn nuôi gà, vịt và đánh bắt cá. Giờ đảo cũng gần đất liền vì đoàn công tác thường xuyên đi ra thăm hỏi động viên. Hết đoàn này lại đến đoàn khác nên bà con trên đảo cũng rất vui.

Lớp học trên đảo Sinh Tồn nằm gọn giữa những hàng cây phong ba chắn gió, chắn cát. Lớp được xây kiên cố, đảm bảo cho học trò đến lớp từ thứ 2 cho đến thứ 7 kể cả những ngày mưa bão. Bao thế hệ học trò đã học, đã trưởng thành từ lớp học trên đảo này. Đúng như tên gọi Sinh Tồn, những mầm xanh tương lai vẫn đang sinh ra, lớn lên và trưởng thành, góp sức mình bảo vệ sự trường tồn của biển, đảo quê nhà.

Đường đến trường rợp bóng cây xanh và tiếng sóng vỗ rì rào
Đường đến trường rợp bóng cây xanh và tiếng sóng vỗ rì rào.
Lớp ít, học trò ít nhưng tiếng trống trường vẫn rộn rã mỗi ngày
Lớp ít, học trò ít nhưng tiếng trống trường vẫn rộn rã mỗi ngày.
Em Bùi Thị Hương - học sinh lớp 2 trả bài đầu giờ môn Tiếng Việt
Em Bùi Thị Hương - học sinh lớp 2 trả bài đầu giờ môn Tiếng Việt.
Chăm chú trong giờ học
Chăm chú trong giờ học.
Thầy giáo Cao Văn Giáp tận tâm chỉ dạy từng nét chữ cho học sinh lớp 1
Thầy giáo Cao Văn Giáp tận tâm chỉ dạy từng nét chữ cho học sinh lớp 1.
Lớp học cũng có nhiều đồ chơi để học sinh vui chơi trong giờ giải lao
Lớp học cũng có nhiều đồ chơi để học sinh vui chơi trong giờ giải lao .
Ngoài giờ lên lớp, các em cùng nhau vui chơi dưới tán cây phong ba
Ngoài giờ lên lớp, các em cùng nhau vui chơi dưới tán cây phong ba.

Theo Hữu Sang – Văn Báu
Lâm Đồng Online

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.