Những cô gái bản nơi giảng đường

Những cô gái bản nơi giảng đường
TP - Họ là những cô gái dân tộc thiểu số mới đôi mươi, lặn lội ra thành phố theo học với quyết tâm cắm thêm những ngọn cờ trí thức trên bản làng mình.

> Xem thiếu nữ Thái hát tình ca Mường Lò
> Sẽ có nhiều môn tự chọn, sách tự chọn

Phụ nữ cũng cần học cao

Vừa tan lớp về, Lâm Thị Kim Liên (dân tộc Nùng, tỉnh Lâm Đồng) tiếp chúng tôi trong căn phòng kí túc xá trường ĐH Bách khoa. Liên đang là sinh viên dự bị, hết khóa học sẽ được phân ngành. Liên kể: “Nhà em nghèo, không đủ tiền nuôi ăn học hết cả bảy anh chị em. Mình em được đi học và học được tới tận bây giờ là niềm hy vọng của cả gia đình”.

Bạn cùng quê với Liên là Dương Thị Ngọc Diệp, từng là sinh viên ĐH Nha Trang, vì ước nguyện thành một y sĩ bản nên Diệp bỏ dở ra Đà Nẵng học ngành Y-Dược. Ở quê Diệp và nhiều vùng dân tộc thiểu số khác nữa, đi học chỉ để biết đọc biết viết, con gái học hết tiểu học đã cho nghỉ, lớn lên độ 16, 17 tuổi phải lấy chồng, sinh con.

Nhưng bây giờ nhiều bạn Cơ Tu, Ba Na, Mường, Nùng ... muốn thoát khỏi dấu chân của mẹ, của bà quanh năm lam lũ trên nương rẫy, mạnh dạn vượt bản bám chữ.

Khi ALăng Tuyển được về làm cán bộ tại UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) sau mấy năm xuống phố học, ước mơ thành cô giáo, y sĩ, cán bộ… và hi vọng thay đổi cuộc đời của những cô gái vùng cao càng lớn hơn.

ALăng Thị Công (người Cơ Tu, Quảng Nam) được mọi người biết đến với học lực rất tốt. Học ngành Văn (ĐH Sư phạm Đà Nẵng), với thành tích 2 năm đạt loại giỏi, có năng khiếu thuyết trình, viết văn rất hay, trước đây khi học trường dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam, Công từng đạt giải nhì văn cấp tỉnh.

Còn Thanh Thảo (lớp 012 Sư phạm Toán) học lực khá ngay từ kỳ đầu tiên. Ba mẹ Thảo quyết tâm không cho Thảo bỏ học dù gia đình khó khăn đến mấy.

Gần bước sang tuổi 30, Nguyễn Thị Hoài (người Mường, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì theo học ngành Điện tử viễn thông. Gia đình 7 anh chị em, trong đó hai em đang học ĐH Y Huế và An ninh nên Hoài càng quyết tâm hơn.

Những nỗi niềm

Lang Ngân Tiêm (người Cơ Tu, Quảng Nam), tâm sự “Cũng có lúc thấy tủi thân vì sức học của mình không bằng mấy bạn ở dưới này. Nhưng các bạn không biết tụi mình ở trên núi thiếu thốn đủ mọi mặt”.

Giang Thị Hơ Rơl (người Ba Na, Bình Định) nhắc chuyện quá khứ trong nước mắt: 6 tuổi, ba mẹ làm cho em một cái lán ở gần trường, em ở đấy lo cơm nước, giặt giũ cho hai đứa em đang học mẫu giáo.

Nhà xa trường quá nên mỗi tuần chỉ được về nhà một lần để lấy ít gạo và sắn. Kiếm chữ ở quê em cực lắm. Học xong cấp ba em nghỉ, đi làm nương, chăn bò với mẹ mãi cũng không ra tiền nên quyết định đi học lại.

Với học sinh cử tuyển, lấy được tấm bằng ĐH là giành được cơ hội việc làm. Để có nó, không ít gia đình đã chạy vạy ngược xuôi, có trâu bán trâu, có lúa bán lúa miễn đời con cái được đổi thay.

Quê Quảng Nam, học Đà Nẵng, B’Hat Thị Thanh Thủy mỗi năm chỉ dám về nhà một đôi lần vì mỗi lần về mất đến gần 200 ngàn tiền xe. Đầu năm ra học, mẹ Thủy bán hết ngô trong nhà, dồn được gần 2 triệu, tiêu được mấy tháng, Thủy điện về nhà xin thì mẹ phải đi vay.

Căn phòng ký túc xá đặt bốn chiếc giường hai tầng cho 8 người ở, chỉ cần liếc qua là biết đâu là “đất” của nữ sinh dân tộc thiếu số. Không son phấn, gấu bông, lap top…chỉ có chiếu chăn và mấy quyển vở.

“Tụi mình thấy con gái dưới này mang đồ đẹp, cũng rủ nhau đi chợ mua về mang thì bị nhòm ngó. Bữa nay dị (xấu hổ) lắm, không dám nữa”, một bạn tâm sự.

Anh Bh’ Nướch Bia chia sẻ: “Để các bạn không chật vật, thiếu thốn, hội góp quỹ thường xuyên, sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Ngoài ra, hội còn tổ chức giao lưu văn nghệ, đánh bóng chuyền, bóng đá với các khoa, trường để dạn dĩ hơn. Ngày 8-3 này, hội tổ chức liên hoan nhằm khuyến khích tinh thần học tập của chị em”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...