Trường tăng học phí, sinh viên lên tiếng

Trường tăng học phí, sinh viên lên tiếng
Sinh viên trường ĐH Công nghiệp TPHCM bức xúc rằng năm học trước đã tăng học phí, năm học sắp tới lại tiếp tục tăng. Đáng nói, học phí môn thực hành tăng gấp đôi mức học phí bình thường trong khi các năm thực hành và lý thuyết chỉ cùng một mức phí.

Trường tăng học phí, sinh viên lên tiếng

Sinh viên trường ĐH Công nghiệp TPHCM bức xúc rằng năm học trước đã tăng học phí, năm học sắp tới lại tiếp tục tăng. Đáng nói, học phí môn thực hành tăng gấp đôi mức học phí bình thường trong khi các năm thực hành và lý thuyết chỉ cùng một mức phí.

Lãnh đạo trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết chưa công bố chính thức nhưng do sơ suất của phòng Tài chính kế toán sinh viên đã xem được phần học phí mới
Lãnh đạo trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết chưa công bố chính thức nhưng do sơ suất của phòng Tài chính kế toán sinh viên đã xem được phần học phí mới.
 

Theo phản ánh của các sinh viên (SV) Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ngày 6/5, trường có thông báo trên website của trường việc đăng ký học phần, thời gian đóng học phí nhưng không thông báo tăng học phí. Khi SV liên hệ với phòng Tài chính - kế toán thì bất ngờ với mức học phí mới được chia thành hai phần lý thuyết và thực hành. SV tên H. cho biết trong khi năm học 2012-2013 học phí tăng từ 110.000đ lên 147.000đ/tín chỉ. Năm học 2013 - 2014 lại tiếp tục tăng môn lý thuyết lên 190.000đ/tín chỉ và Thực hành từ 147.000đ tăng lên tới 285.000đ/tín chỉ. Nhiều SV trường này bức xúc cho rằng nhà trường đột ngột tăng học phí cao mà không báo trước.

ThS Nguyễn Thiên Tuế - phó hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết: “Không phải vô cớ mà trường tăng học phí. Căn cứ theo Nghị định 49 của chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hàng năm trường xây dựng lại mức học phí theo lộ trình đến năm 2015. Trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ nên cuối năm học, trường cho SV đăng ký học phần. Tuy nhiên vừa rồi ở bộ phận kế toán đã sơ suất nên đã cung cấp nhầm bảng học phí cho SV. Thực tế, trường chưa chính thức thông báo mức học phí mới trong năm học 2013 - 2014 vì thời gian bắt đầu đóng học phí đến ngày 24/6 mới có hiệu lực".

Khi PV thắc mắc vì sao học phí năm học 2012 - 2013, môn thực hành và môn lý thuyết cùng có mức 147.000đ/chỉ nhưng năm nay lại tăng lên mức 190.000đ/tín chỉ môn thực hành, đặc biệt môn thực hành là 285.000đ/tín chỉ, ông Tuế trần tình rằng: Theo quy định, mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức Học phí tín chỉ= Tổng học phí toàn khóa chia Tổng số tín chỉ toàn khóa. Trong đó đó, Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học. Ở môn lý thuyết chỉ có 15 tiết, còn môn Thực hành có tới 30 tiết, học phí một tín chỉ môn thực hành được xác định mức chênh lệch từ 1,5-2 tín chỉ lý thuyết.

“Đó là chưa kể khi học môn thực hành thì chia nhỏ thành nhiều ca với mỗi nhóm 25 SV. Thời lượng tăng gấp đôi thì tương ứng với đó là tăng số giảng viên giảng dạy. Các năm trước chưa thu theo cách này nhưng nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất, nguyên vật liệu thí nghiệm và cả đảm bảo đời sống giảng viên nên trường đã gặp nhiều khó khăn”, ông Tuế nói.

Đại diện trường này cũng đính chính thêm, ở các hệ đào tạo khác như: vừa học vừa làm, liên thông… một tín chỉ sẽ có mức chênh lệch 1,5 lần so với hệ chính quy. Ngoài ra, các hệ đào tạo không chính quy trên phải học vào buổi tối và chủ nhật, nên kéo theo lương trả cho giáo viên cũng phải tính ở mức là làm việc ngoài giờ. Học phí vì vậy cũng đội lên gấp đôi. Cũng theo ông Tuế, “phòng Tài chính kế toán đã tính nhầm, thực tế không có ngành nào phải đóng tiền cao hơn mức 285.000đ/tín chỉ”.

Phó hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết ĐH Công nghiệp TPHCM là một trong những trường công lập nhưng được tự chủ tài chính. Khác với các trường công lập được hưởng ngân sách Nhà nước, hàng năm trường chỉ được ngân sách cấp 3%, còn lại là hoàn toàn dựa vào nguồn thu học phí. Mặc dù là tự chủ tài chính nhưng nhà trường chỉ được tự chủ chi, còn thu vẫn bị khống chế theo quy định. Theo ông Tuế, ở khối ngành Kinh tế nhưng trường cũng đầu tư xây dựng các phòng thực hành mô phỏng cho SV học giá trị hàng tỷ đồng. Đó cũng là lý do trường đào tạo đa ngành nhưng chỉ áp dụng một mức thu học phí chung cho tất cả các ngành kể cả Kỹ thuật và Kinh tế. Ông Tuế cho rằng so với một số trường tự chủ khác, học phí của trường đã thấp hơn nhiều.

Mặc dù vậy, ông Tuế cũng thừa nhận nhà trường đã chậm trễ giải thích cho SV hiểu rõ. “Lãnh đạo trường đang bàn cách thông báo, giải thích cho sinh viên biết lí do tăng học phí”, ông Tuế nói.

Theo Lê Phương
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG