Hot Vlogger chia sẻ bí quyết săn học bổng du học

Hot Vlogger chia sẻ bí quyết săn học bổng du học
"Mình nghĩ rằng để săn được học bổng tốt thì bạn cần 3 yếu tố quan trọng nhất: học lực, hoạt động ngoại khoá và sự cá tính", Toàn Shinoda chia sẻ.

> Du học Mỹ, nhưng về Việt Nam nhiều cơ hội hơn

> Gặp nữ sinh Việt có thành tích 'khủng' tại Pháp

Từng là một du học sinh của trường ĐH lớn của Mỹ, tuy nhiên Toàn Shinoda không phải là "mọt sách" chính hiệu mà tự nhận mình là người chơi nhiều hơn học. Vlogger "dẻo miệng" này đã có những chia sẻ thú vị về cuộc sống du học và những điều hối tiếc trong cuộc sống.

Cùng trò chuyện với Toàn Shinoda nhé!

Vloger Toàn Shinoda
Vloger Toàn Shinoda.

Đừng chờ đợi sự hiếu khách từ sinh viên Mỹ

Chào Toàn Shinoda. Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm để săn được suất học bổng của trường ĐH Wesleyan danh giá nước Mỹ?

- Mình nghĩ rằng để săn được học bổng tốt thì bạn cần 3 yếu tố quan trọng nhất: học lực, hoạt động ngoại khoá và sự cá tính.

Học lực thể hiện ở việc bạn học cấp ba ở những trường hàng đầu, điểm trung bình môn cao, điểm các kỳ thi chuẩn (SAT và TOEFL/IELTS) cao, sở hữu giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia.

Ngoại khoá thể hiện ở khả năng hùng biện, khả năng lãnh đạo, khả năng thể thao, nghệ thuật và các hoạt động từ thiện.

Cá tính thể hiện ở việc bạn có tư duy và hướng đi khác với những lối mòn do nhà trường và cha mẹ đã đặt ra hay không.

Chắc hẳn cuộc sống du học xa nhà cũng khiến anh gặp phải nhiều khó khăn?

- Theo mình thấy thì việc học nói chung là khá đơn giản vì học sinh Việt Nam thường học rất giỏi. Khó khăn lớn nhất đó là khả năng thích nghi văn hoá và hoà nhập cộng đồng. Các rào cản về ngôn ngữ, văn hoá có thể khiến chúng ta bị cô lập và không tận hưởng được trọn vẹn nền giáo dục của Mỹ.

Có vẻ sinh viên châu Á ít được lòng ở nước Phương Tây. Theo anh đâu là cách để hòa nhập với các bạn sinh viên thế giới?

- Mình cho rằng nguyên nhân lớn nhất của sinh viên châu Á đó là ngôn ngữ. Ngay cả ở Việt Nam, nhiều bạn ở các tỉnh địa phương khi về thành phố học cũng cố gắng nói giọng Hà Nội hay Sài Gòn để có thể hoà nhập tốt hơn.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là thái độ học hỏi của bạn. Khi bạn "chơi trên sân khách", bạn phải hiểu rằng bạn không thể chờ sự "hiếu khách" từ các học sinh Mỹ. Vì thế, bản thân mình phải chủ động chia sẻ, hoà nhập với họ thông qua việc tham gia, thậm chí là tổ chức các câu lạc bộ, sự kiện hay đơn giản là tiệc tùng để tăng sự tương tác giữa bạn và sinh viên bản xứ.

Toàn Shinoda được giới trẻ Việt biết đến nhờ loạt vlog thú vị trên mạng
Toàn Shinoda được giới trẻ Việt biết đến nhờ loạt vlog thú vị trên mạng.

Chơi cũng là cách học hiệu quả

Là một người năng động, hoạt bát vậy anh có làm thêm, học thêm gì không?

- Mình từng làm nhiều công việc ở trường, từ những việc chân tay nhất như dọn dẹp ở thư viện cho tới những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn như quản lý sinh viên hay trợ giảng cho các giáo sư.

Cuộc sống du học sinh xa nhà, rất dễ đi vào đường chơi bời, vậy anh đã làm cách nào để tránh những thứ cám dỗ ấy?

(Cười) Thực ra mình chơi nhiều hơn học nhiều. Và "chơi" cũng là 1 cách học hiệu quả theo tư duy của người Mỹ. Qua việc "chơi" bạn sẽ xây dựng được rất nhiều kỹ năng: giao tiếp, quan sát, tạo dựng các mối quan hệ và trải nghiệm văn hoá. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn phải biết cân bằng việc chơi và học của mình.

Vậy bản thân anh đã cân bằng hai việc này khi đi du học như thế nào?

- Theo mình đơn giản nhất là học tập kinh nghiệm của những người đi trước. Mình biết nhiều người chơi bời hết mình nhưng họ vẫn hoàn thành việc học. Họ đặt mục tiêu cho điểm số và thời hạn để hoàn thành chuyên ngành một cách rõ ràng.

oàn Shinoda
oàn Shinoda "tự thú" mình chơi nhiều hơn học.

Trở về để nhìn lại bản thân

Hiện nay có rất nhiều bạn đi du học nhưng ở lại nước ngoài sinh sống, tại sao anh lại chọn về nước để gây dựng sự nghiệp?

- Mình từng thực tập ở 1 công ty bảo hiểm trong năm thứ 3 và được nhận làm nhưng sau đó khủng hoảng tài chính xảy ra và mình không được tiếp tục làm nữa. Mình cũng muốn ở lại tiếp tục xin việc nhưng gia đình có người ốm nên quyết định về Việt Nam.

Anh có thể chia sẻ đôi chút về công việc hiện nay của mình?

- Công việc cũng khá thú vị. Mình được làm việc với các em học cấp 3 và phụ huynh của các em, 2 thế hệ đều cách biệt đối với mình. Đó là trải nghiệm thú vị khi mình có cơ hội tìm hiểu tâm lý của con người ở từng độ tuổi. Đôi khi từ những câu chuyện với học sinh hoặc phụ huynh, mình tìm ra đề tài cho những vlog mới của mình đấy.

Lựa chọn trở về anh thấy mình điều gì hối tiếc không?

- Hối tiếc thì đương nhiên là vấn đề tài chính. Bạn bè ở lại họ làm lương cao hơn mình nhiều. Tuy nhiên chính việc trở về đã cho mình những cơ hội, những con đường không theo lối truyền thống: học kinh tế, làm tài chính, học MBA và tiếp tục làm tài chính.

Chính sự thất bại trong việc ở lại Mỹ đã khiến mình nhìn nhận lại bản thân và mong muốn phải làm một điều gì đó khác ở Việt Nam. Tới thời điểm này tuy vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ nhưng mình thấy khá vui với những gì mình đã làm được và hi vọng sẽ tiếp tục được làm những điều này.

Cám ơn anh về những chia sẻ thú vị trên!

Họ và tên: Trần Vũ Toàn
Nickname: Toàn Shinoda
Sinh năm: 1987
Từng học khối chuyên Anh trường HN-Amsterdam
Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế Đại học Wesleyan (Mỹ)
Hiện tại là Phó Giám đốc Công ty tư vấn Du học

Theo Tiin

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.