Nhiều đô thị châu Á chìm trong khí bẩn

Singapore đứng đầu danh sách đô thị có không khí trong lành nhất châu Á. Một đoạn vỉa hè trên đại lộ Raffles, nơi diễn ra hội nghị do CAI-Asia tổ chức từ 9-12/11
Singapore đứng đầu danh sách đô thị có không khí trong lành nhất châu Á. Một đoạn vỉa hè trên đại lộ Raffles, nơi diễn ra hội nghị do CAI-Asia tổ chức từ 9-12/11
TPO - Đa số dân đô thị các nước châu Á sống trong môi trường không khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Sáng kiến Không khí sạch cho các Thành phố Châu Á (CAI-Asia) công bố trước thềm hội nghị về phòng chống ô nhiễm đô thị khai mạc hôm nay, 9-11, tại Singapore.

Thống kê từ năm 2008 tại 230 thành phố châu Á cho thấy, hai phần ba số đô thị châu Á không đáp ứng tiêu chuẩn cho phép tối thiểu của WHO về hàm lượng bụi có kích thước dưới 10 micrometre (PM10). Theo WHO, lượng PM10 ở đô thị không được phép vượt quá 70 microgram/m­­3 không khí. Nếu xét tiêu chuẩn ngặt nghèo cũng của WHO, hàm lượng PM10 phải nhỏ hơn 20 microgram/m3 không khí, có tới 99 phần trăm đô thị châu Á không đáp ứng được. Một số vô cùng nhỏ đô thị châu Á đạt tiêu chuẩn ngặt nghèo này bao gồm Singapore, Tokyo (Nhật Bản), và vài thị trấn của Thailand và Indonesia.

Singapore đứng đầu danh sách đô thị có không khí trong lành nhất châu Á. Một đoạn vỉa hè trên đại lộ Raffles, nơi diễn ra hội nghị do CAI-Asia tổ chức từ 9-12/11

Singapore đứng đầu danh sách đô thị có không khí trong lành nhất châu Á.

Một đoạn vỉa hè trên đại lộ Raffles, nơi diễn ra hội nghị do CAI-Asia tổ chức từ 9-12/11. Ảnh: QD

Kích thước bụi ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tác động sức khỏe. Bụi càng nhỏ càng có khả năng chui sâu vào hệ thống hô hấp. Bụi có kịch thước 10 micrometre (PM10), bằng 10 phần triệu mét, có thể làm gia tăng các bệnh hen, ho, đau đầu, kích thích niêm mạc, viêm họng, và viêm phế quản.

Vậy mà, hàm lượng PM10 trung bình hằng năm ở đa số các đô thị châu Á là 90 microgram/m3. Một số trường hợp vượt quá 200 microgram/m3.

Điều tra cách đây năm năm của Bộ Y tế Việt Nam cho biết, cứ 100.000 người ở Việt Nam có 305 người bị viêm phế quản và phế quản cấp tính, 309 người viêm họng và viêm amidan cấp, và 415 người mắc các bệnh viêm phổi. Theo bà Phan Quỳnh Như, Giám đốc Chương trình Không khí Sạch Việt Nam, nếu tách riêng nhóm cư dân đô thị và tiến hành điều tra vào thời điểm hiện nay, các con số trên ở nước ta sẽ khác rất xa.

Điều tra của CAI-Asia về tiêu chuẩn chất lượng không khí tại 18 quốc gia cho thấy Việt Nam nằm trong số các nước có ban hành tiêu chuẩn không khí nhưng không có lộ trình xây dựng tiêu chuẩn tiến gần đến tiêu chuẩn của WHO.

MỚI - NÓNG