Tuyển sinh ĐH, CĐ 2009:

Ôn thi thế nào cho hiệu quả? (tiếp)

Ôn thi thế nào cho hiệu quả? (tiếp)

Đây là một môn học như tất cả những môn học khác, đều được Bộ GD&ĐT đưa ra một cấu trúc đề thi rất rõ ràng. Trong cấu trúc đề thi, các câu hỏi đều có đáp án với các ý cụ thể, rõ ràng: một đề có bao nhiêu ý, mỗi ý có bao nhiêu điểm.

Qua đó, thí sinh hoàn toàn có thể lượng hóa được kiến thức của mình, biết được với đề ấy mình có thể đạt tối đa bao nhiêu điểm so với lượng kiến thức mình đang có.

Do đó, trong quá trình ôn tập môn văn, các em nên học theo ý thay vì học thuộc lời thầy giảng, hoặc bài thầy cho ghi như vẹt. Nếu học theo ý, học sinh chỉ cần nhớ ý, diễn đạt ý bằng lời lẽ của mình. Học theo ý giúp học sinh dễ nhớ bài. Ngay cả học ý, vào thời điểm này học sinh cũng nên tập trung vào những ý cơ bản thay vì các chi tiết.

Khi ôn tập các tác phẩm văn xuôi, học sinh cần phải nắm được cốt truyện của tác phẩm. Trong quá trình ôn, đọc kỹ sách giáo khoa, gạch chân những chi tiết có thể đưa vào bài làm.

Khi ôn tác phẩm văn xuôi, học sinh nên đặt ra một số vấn đề xung quanh tác phẩm đó như phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo... Như vậy, dù đề ra kiểu gì thì thí sinh cũng sẽ có dữ liệu để làm bài.

Với thơ, việc ôn tập khó hơn bởi mảng này đòi hỏi khả năng cảm thụ tốt của học sinh. Với mỗi tác phẩm, đoạn trích, các em phải đặt ra các mục tiêu như hiểu được nội dung, nghệ thuật. Ngoài ra, học thuộc bài thơ và các đoạn thơ là yêu cầu bắt buộc trong quá trình các em học môn văn ở trong trường phổ thông. 

Ngoài ra các em nên dành một lượng thời gian lớn cho việc luyện đề. Qua việc luyện đề các em sẽ nhận thấy chỗ nào mình còn thiếu ý, giúp các em phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi trong bài, tránh sa đà vào những câu ít điểm.  

Quý Hiên (ghi)

MỚI - NÓNG