Những ngành dễ đỗ đại học

Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội trong một buổi học về kỹ năng sống. Ảnh: P.V
Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội trong một buổi học về kỹ năng sống. Ảnh: P.V
TP - Theo GS-TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQG Hà Nội, nhiều năm trở lại đây, thí sinh có xu hướng không muốn dự thi vào học các ngành khoa học cơ bản hoặc một số ngành kỹ thuật, ngành không hot.

> ĐH Giao thông Vận tải TPHCM dự kiến tuyển hơn 3.000 chỉ tiêu

Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội trong một buổi học về kỹ năng sống. Ảnh: P.V
Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội trong một buổi học về kỹ năng sống. Ảnh: P.V.

Ông Nhuận còn cho biết, đó là xu thế chung toàn cầu, vì những ngành này thi vào được đã khó, học cũng khó và làm việc cũng… khó. Tuy nhiên, theo ông, thí sinh cần tỉnh táo khi đứng trước các ngành bị cho là kém hấp dẫn …

Ông Nhuận cho biết, ở Mỹ hiện nay còn thiếu giáo viên dạy toán đại học (ĐH) và rất nhiều cán bộ và sinh viên Việt Nam ở lại đất nước này dạy toán sau khi tốt nghiệp hoặc sang Mỹ dạy theo mùa trong năm. Tuy nhiên, thật may mắn là các ngành khoa học cơ bản chỉ cần đào tạo tinh hoa, không cần nhiều.

Giám đốc ĐHQG đưa ra lời khuyên cho các thí sinh chuẩn bị nộp hồ sơ thi đại học như sau: các ngành khoa học cơ bản tuy không mang lại thu nhập ngay nhưng đem lại những vinh quang của người khai phá và mở đường, tạo ra nền tảng để phát triển khoa học công nghệ và các khoa học khác.

Theo đó, các thí sinh của mùa thi năm nay có thể thi vào các ngành: khoa học về đất, địa kỹ thuật, địa môi trường, công nghệ biển với điểm chuẩn khoảng 17,0 - 20 điểm (trường ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN), thích hợp với các thí sinh học khá giỏi trở lên. Đặc biệt, một vài trong số các ngành này có số thí sinh đăng ký không nhiều: 20-30 hồ sơ trong khi chỉ tiêu các ngành này ở vào khoảng 40-50 người.

Ngay tại ĐH Bách khoa Hà Nội, những ngành ít có sinh viên theo học là: sư phạm kỹ thuật, công nghệ dệt may, luyện kim.

Các thí sinh có lực học khá cũng có thể quan tâm đến các ngành đào tạo dễ đỗ của ĐH Thương Mại như: Quản trị các tổ chức dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, quản trị thương hiệu, quản trị nguồn nhân lực; quản trị kinh doanh tổng hợp; các ngành lấy trong khoảng 17-19 điểm là quản trị doanh nghiệp, marketing, thương mại quốc tế, thương mại điện tử; các ngành của ĐH Công đoàn có ngành bảo hộ lao động;

ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng có những ngành thí sinh thi dễ vào với điểm thấp: Việt Nam học; CNTT, Điện tử, điện … Viện ĐH Mở cũng có các ngành “dễ thở” hơn đối với các thí sinh là: luật, các ngành kỹ thuật như điện tử và công nghệ thông tin .

Các ngành “dễ” đỗ hơn cả thuộc khối các trường nông-lâm-ngư nghiệp. Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết: Khối ngành này có rất nhiều ngành thí sinh dự thi sẽ dễ đỗ, vì điểm chuẩn thấp bằng điểm sàn và ngành học lại rất hấp dẫn như: Hoa viên cây cảnh, nuôi trồng thủy sản, khuyến nông, phát triển nông thôn, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm (chỉ tiêu mỗi ngành là 50-60 người).

Ông Đặng Kim Vui cho biết, đây là các ngành còn lạ với thí sinh vì họ không có thông tin đầy đủ nhưng là các ngành rất có triển vọng. Chẳng hạn như nghề sản xuất hoa và cây cảnh đang rất phát triển, đặc biệt trong tình hình kinh tế đang phát triển như hiện nay, có rất nhiều trang trại với nhiều hoa cây cảnh quý, nhiều doanh nghiệp lớn đang thiếu cán bộ kỹ thuật.

Hay như việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở miền núi đang được nhà nước ưu tiên phát triển mạnh cũng thiếu cán bộ, ví như ngành chế biến nông sản, công nghệ thực phẩm… Ngành chăn nuôi mang lại lãi cao, dễ tiêu thụ sản phẩm và ít rủi ro.

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ HN cũng có những ngành dành cho các thí sinh có lực học trung bình như: điện điện tử, cơ điện tử , quản lý kinh doanh, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng… với điểm chuẩn từ 13-15 điểm hằng năm.

Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo,trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Hiện nay, có những ngành thiếu nhân lực khiến các trường phải điều tiết một cách tương đối và trách nhiệm hơn đối với xã hội. Tuy nhiên, sự điều tiết của các trường sẽ vấp phải hiện thực là không đáp ứng được sở thích của người học.

Một số trường tư thục và dân lập nhìn theo nhu cầu của người học. Vì vậy, nhiệm vụ của các trường phải kết hợp các bộ ngành để điều tra nhu cầu nguồn nhân lực và trình độ cần thiết thực sự theo nhu cầu của xã hội…để thông tin tới các thí sinh.

Thí sinh và các trường ĐH cần tránh chạy theo các ngành hot để đến lúc cả hai bên đều nhận thấy mất cân bằng trong đào tạo với nhu cầu thực sự của xã hội thì đã quá muộn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG