Thầy cô thời @ và lớp học Internet

Thầy cô thời @ và lớp học Internet
TPO - Không bảng đen và phấn trắng, những thầy cô thời @ “lên lớp” bằng... mạng internet. Nhưng, họ vẫn tràn đầy nhiệt huyết, trẻ trung và coi học trò như người bạn để sẻ chia tri thức, xa cách giáo điều.

Họ là luật sư, kỹ sư, doanh nhân... đang làm việc ở những nơi hấp dẫn, nhưng vẫn sẵn sàng làm những người thầy, cô thời @, để truyền hết tri thức và nhựa sống của mình cho học viên qua những “lớp học internet”.

Học online.
Học online..

Là bạn, không thích là... thầy

“Hãy tưởng tượng một ngày Hà Nội “tháo rỡ” hết luật lệ thì sẽ thế nào? Mọi thứ sẽ đảo lộn, đường xá sẽ lộn xộn, người ta sẽ trở về với thời nguyên thủy...?”.

Đây là một tình huống mà luật sư Trương Thanh Đức đặt ra cho học viên Topica (chương trình gắn kết doanh nghiệp với đào tạo và ứng dụng E-learning do Microsoft, Qualcomm, Hewlett Packard, USAID, World Bank Infodev và Vietnam Foundation tham gia phát triển và tài trợ. TOPICA đang phối hợp với Viện Đại học Mở Hà Nội phát triển Chương trình cử nhân trực tuyến TOPICA với bốn chuyên ngành đào tạo tại địa chỉ http://topica.edu.vn/) của mình, cho họ được tưởng tượng và tranh cãi, thỏa sức sáng tạo... để cuối cùng, được hiểu hơn vai trò của luật pháp.

Suốt 20 năm trong nghề “thầy cãi”, luật sư này chiêm nghiệm rằng, có những điều trong thực tế trái hẳn với lý thuyết vẫn tồn tại, nên anh muốn truyền đạt cho các bạn trẻ cả kiến thức trong sách vở, lẫn những điều cuộc sống đang diễn ra.

“Nếu bị tắc đường, cứ đứng chờ cho mọi người trước mặt đi hết thì có về nhà được không?” – thầy giáo Thanh Đức hóm hỉnh nói về mối quan hệ của pháp luật với cuộc sống.

Nên mỗi khi online, anh luôn bình đẳng với người học, chỉ muốn họ “coi nick của mình như nick của một người bạn, và tranh cãi nhau vì chủ đề nói tới chứ không vì cái nick đó của ai”.

Anh bảo, với lớp học thời công nghệ số như này, nhiều thứ sẽ không còn giáo điều như lớp học truyền thống. “Thầy không phải lúc nào cũng đúng. Lớp học không phải là nơi thầy đọc – trò chép, mà đây là chỗ để tăng thời gian thảo luận, trao đổi” – Thanh Đức nhận xét.

Nên sẽ chẳng ngạc nhiên khi học trò gọi Thanh Đức là... anh chứ không phải thầy. “Vì mình muốn là người bạn sẻ chia, chứ không phải bề trên” – anh nói.

Tuy trẻ trung, xì tin trong cách giao liếp với bạn trẻ, thoải mái, dân chủ trong trao đổi học thuật... nhưng vị Giám đốc pháp chế của một ngân hàng này lại không “qua loa” khi tuyển người.

Anh bảo, kể cả có bằng của Topica hoặc bằng tiến sĩ, thì với anh, đều không quan trọng. “Người được tuyển dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm và ý thức. Kiến thức là cái dễ học, vì nhiều trên mạng. Kinh nghiệm cũng vậy, vì chỉ cần qua làm việc là người ta tích lũy được. Chỉ có ý thức là thứ khó thay đổi nên những người tuyển dụng hàng đầu luôn "soi" ứng viên ở mặt ý thức” – vị luật sư tiết lộ kinh nghiệm chọn người của mình.

Bảo anh nhận xét về lớp trẻ bây giờ, “thầy giáo mạng” mỉm cười đáp: “Giới trẻ vẫn có nhiều thứ hơn lớp trước. Người ta cứ bảo thanh niên bây giờ chỉ muốn giàu nhanh nhưng điều đó cũng tốt chứ, miễn là đúng pháp luật”.

Thích được học trò...“bật”

Tối 18 - 11, nhận giải “thầy giáo được bình chọn nhiều nhất” trên Topica (http://topica.edu.vn/), "thầy giáo online" Trương Thanh Đức như trẻ thêm chục tuổi, vẫn hóm hỉnh, căng tràn sức sống...với niềm hạnh phúc được "gieo" tri thức cho mọi người.

Không chỉ là trưởng đại diện một tổ chức của Trung Quốc tại Việt Nam và tham gia Liên minh cứu trợ trẻ em, Đoàn Thị Thanh Tú còn là giáo viên môn “Kinh tế vi mô” của Topica.

Tham gia đào tạo trực tuyến, cứ tưởng nhàn hơn nhưng thực tế thì ngược lại. “Chỉ cần dạy lan man là người học ý kiến ngay. Họ rất tinh” – cô giáo tốt nghiệp Đại học Bách khoa và MBA Đại học Ngoại thương này tâm sự.

Theo chị, việc dạy học qua mạng này làm cho học viên được tiếp cận với những tình huống thực tế nhiều hơn vì thầy, trò có thể đối thoại, trao đổi qua diễn đàn, chứ không bị gò ép bởi không gian, thời gian như những lớp học truyền thống.

kfjdsf
Thầy giáo Thanh Đức.

“Có lần, một học viên làm ăn thua lỗ khi mở quán cà phê, đã kêu gọi các thành viên trong lớp và giảng viên hiến kế xử lý. Thế là mọi người nhảy xô vào góp ý như mở thêm hình thức giải trí trong quán, mua thêm màn hình tivi to, thuê một số ca sĩ nghiệp dư đến biểu diễn, xem xét lại nguồn cung cà phê, cách bày quán...” – “cô giáo mạng” kể lại về điều thú vị là bốn tháng sau: “Học viên đó thông báo, tình hình quán cà phê đã bắt đầu cải thiện và mời cả lớp đến uống nước để cảm ơn”.

Nhưng điều mà những người dạy như thầy Thanh Đức, cô Thanh Tú rất thích là được học viên... “bật lại” ý kiến của mình, “vì ngày xưa mình cũng là người thích phản biện. Mình không nghĩ điều đó là bất kính; trái lại, việc đối chất sẽ có lợi cho cả hai bên, để hiểu vấn đề đa chiều hơn” – người phụ nữ đã có bao năm kinh doanh, từng đi nhiều nước châu Á để học tập và làm việc này thẳng thắn tâm sự

Với chị, việc giảng dạy trên mạng, dù thù lao chưa cao với công sức, nhưng vẫn thấy ấm lòng, bởi hạnh phúc còn là sẻ chia, thông cảm...

Học trên mạng là thế nào?

Quá trình học tập của học viên trải qua bốn giai đoạn cơ bản:

(1) Học lý thuyết (Lecture): Học viên tự xem tài liệu (sách và video)
(2) Trao đổi giải đáp thắc mắc (Interaction): Học viên trao đổi các thắc mắc với giảng viên, cố vấn học tập và thảo luận với nhau thông qua hệ thống elearning của chương trình hoặc tại các buổi học tập trung (offline)
(3) Làm bài tập tình huống (Practice): Sau mỗi học phần sẽ có các bài tập trắc nghiệm luyện tập (quiz) và bài tập tình huống. Học viên sẽ làm bài để luyện tập về môn học.
(4) Kiểm tra đánh giá (Examination): Kết thúc mỗi môn học sẽ có bài kiểm tra hết môn (làm bài tập trung). Ngoài ra, trong quá trình học sẽ có các bài kiểm tra điều kiện theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm học viên cần hoàn thành trên mạng.

Hoàng Tuân

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.