Hậu HHHV 2007: Vì sao Hoa hậu Mỹ bị la ó?

Hậu HHHV 2007: Vì sao Hoa hậu Mỹ bị la ó?
TP - “Tôi cảm thấy xấu hổ khi chứng kiến người dân nước mình hò hét phản đối Hoa hậu Mỹ” – Một khán giả Mexico nói. Không chỉ đêm chung kết mà suốt một tháng ròng diễn ra các hoạt động Hoa hậu Hoàn vũ 2007 ở Mexico, Hoa hậu Mỹ Rachel Smith luôn bị người Mexico la ó.
Hậu HHHV 2007: Vì sao Hoa hậu Mỹ bị la ó? ảnh 1
Rachel Smith trong ngày đăng quang Hoa hậu Mỹ năm 2007. Cô là người bị “hạn” nhất tại Hoa hậu Hoàn vũ 2007.

Hoa hậu Mỹ rất ức chế, nhất là trong phần thi Trang phục dân tộc khi cô xuất hiện với bộ đồ kiểu Elvis màu trắng và cây đàn guitare in hình cờ Mỹ.

Đêm chung kết, sự phẫn nộ lên đến tột đỉnh khi Rachel lọt Top 5 bất chấp cú ngã lúc thi Trang phục dạ hội. Đám đông càng tức giận phần nào vì Hoa hậu Mexico, Rosa María Ojeda Cuen – ứng viên sáng giá trong các phần thi phụ lại bị loại.

Tỷ phú Donald Trump – nhà tổ chức cuộc thi nói ông rất lo đám đông tràn lên phá sân khấu: “Thái độ của họ thù địch đến khó tin”.

Người dẫn chương trình Mario López phải cố trấn an đám đông với lời nhắc nhở tiếng Tây Ban Nha trong lúc các đoạn quảng cáo xen ngang chương trình: “Nghe này, Mexico, cả thế giới đang nhìn chúng ta. Hãy thể hiện rằng chúng ta là chủ nhà hiếu khách chứ.”

Vậy Hoa hậu Mỹ đã làm gì để đến nỗi bị thù ghét như vậy?

Thực ra, đây không phải là nỗi căm giận cá nhân Rachel Smith mà vì mối hiềm khích Mỹ- Mexico bao năm nay. Người Mexico khâm phục Mỹ, coi Mỹ là miền đất hứa nhưng cũng căm ghét đất nước hàng xóm trong từng hơi thở.

Người Mexico nỗ lực để giành được suất trong các trường ĐH của Mỹ, đánh cược cả cuộc sống để vượt biên giới vào Mỹ. Nhưng không ai quên những ngày quân đội Mỹ chiếm đóng Mexico.

Jorge G. Castaneda, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mexico, hiện là giáo sư tại ĐH New York nói: “Đây là một triệu chứng của chứng tâm thần phân liệt của người Mexico khi nhắc đến bất cứ thứ gì liên quan đến Mỹ.

Mexico ngày càng gắn chặt với Mỹ cả theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời cũng ngày càng kém tôn trọng, khiếm nhã và mất hết lòng hiếu khách – những đặc điểm vốn không hề đặc trưng cho người Mexico”.

Dân Mexico thì phàn nàn chẳng dễ chịu gì khi sống cạnh tên khổng lồ như Mỹ, chắc chắn nền văn hóa của họ sẽ bị lu mờ.

Trong sự phản đối mà Rachel; phải hứng chịu có cả niềm phẫn nộ với chính quyền Bush, cuộc chiến ở Iraq, và cuộc chiến giữa hai nước trong lịch sử. Hoa hậu Mỹ, vốn từng đến Mexico du lịch nói cô vẫn muốn quay lại Mexico nhưng có lẽ phải đợi một thời gian nữa: “Tôi biết họ chẳng ghét gì tôi, tôi chỉ là một cô gái 22 tuổi đến từ thị trấn nhỏ bang Tennessee với mong ước được giúp đỡ thế giới”.

Có lẽ Rachel không kịp nhận ra lẫn trong tiếng la ó khi cô ngã trên sân khấu còn có tiếng vỗ tay– thể hiện sự khâm phục và tôn trọng khi chứng kiến nụ cười tự tin và hành động đứng dậy rất nhanh của cô.

Javier Razo, thương nhân 57 tuổi và khán giả cuộc thi nói: “Thật xấu hổ khi chứng kiến dân nước mình hò hét phản đối Hoa hậu Mỹ. Nếu là buổi phát biểu của một chính khách thì còn hiểu được. Nhưng đây chỉ là cuộc tôn vinh sắc đẹp”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.