Các bà bầu, xin đừng vội tin...!

Các bà bầu, xin đừng vội tin...!
Bất kỳ người phụ nữ nào khi bước vào thời kỳ thai nghén cũng đều được bạn bè, người thân rỉ rả bên tai những lời khuyên về giữ gìn sức khoẻ sản phụ và thai nhi...

Trong số đó, thường thì những lời khuyên dựa theo cơ sở khoa học không nhiều. Còn những lời khuyên theo kinh nghiệm dân gian hoặc do mê tín thì lại đầy rẫy...

7 "giả thuyết" phổ biến nhất trong "thế giới bà bầu" nói chung là:

Có thể đoán giới tính thai nhi dựa theo vóc dáng bụng bầu hoặc bắt mạch sớm; nằm ngửa khi mang thai có thể làm tổn thương thai nhi; đưa tay qua đầu khi mang thai có thể làm rối dây rốn của trẻ; không nên quan hệ tình dục lúc đang có  bầu; số trẻ sinh ra tương ứng với... số răng rụng; người mới sinh không nên tập thể dục thể thao quá sớm; và thủ thuật rạch âm hộ tốt hơn sinh thường.

Hầu hết những giả thuyết này đều vì nghe quá quen mà thành như... rất khoa học. Song theo các chuyên gia về lĩnh vực thai sản Mỹ, những điều trên chưa hề được khoa học xác nhận.

Tất nhiên, mọi người tin chúng cũng vì dựa theo một vài cơ sở nhất định. Nhưng phần lớn đó vẫn chỉ là sự kiểm nghiệm của chính các bà bầu.

Đoán giới tính thai nhi dựa theo vóc dáng bụng hoặc bắt mạch sớm

Phương pháp đoán giới tính thai nhi đáng tin cậy nhất vẫn là thủ thuật siêu âm. Bởi vóc dáng bụng bầu vẫn có thể đánh lừa bạn.

Thực ra, vóc dáng bụng bầu ở mỗi bà mẹ là hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào tư thế của thai nhi (nằm ngang hay nằm dọc, ngược hay xuôi...), độ tuổi mang thai của người mẹ, cân nặng của bà mẹ, cân nặng của thai nhi, sức khoẻ thể chất người mẹ và kể cả số lần sinh của bà bầu.

Trong khi đó, phương pháp bắt mạch sớm cũng không thực sự "chuẩn". Nhiều người cho rằng nhịp mạch đạp của thai nhi có thể cho biết thai nhi là trai hay gái dựa vào yếu tố: nhịp  mạch nữ thường nhanh hơn nam. Nhưng mạch đập của trai nhi thực ra không cố định.

Thông thường, sau khoảng 8 đến 10 tuần tuổi, người ta đã có thể bắt mạch thai nhi. Đến khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, mạch thai dao động trong khoảng 150-160 nhịp/1 phút. Khi hệ tim mạch và hệ thần kinh của thai nhi phát triển hoàn thiện, chỉ số này hạ xuống, có thể chỉ còn khoảng 130-140. Về sau, mạch thai thường dao động từ 120-160.

Như vậy, nếu tin rằng dựa vào nhịp mạch nhanh chậm có thể xác định giới tính thai nhi thì chẳng nhẽ, tất cả chúng ta đều bắt đầu là nữ rồi sau đó chuyển đổi thành nam?

Nằm ngửa khi ngủ có thể gây tổn thương cho thai nhi

Nhiều người tin rằng việc nằm ngửa khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu, làm giảm lưu lượng máu tới nhau thai và như vậy sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.

Khởi nguồn của giả thuyết này có lẽ là từ những năm 60, 70. Vào thời kỳ đó, một vài kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy đã cho thấy rằng: lưu lượng máu chuyển tới thai nhi của người mẹ có thể sẽ bị giảm thiểu nếu họ nằm ngửa khi sinh. Nếu lượng máu giảm, khả năng co bóp dạ con kém, việc sinh nở sẽ trở nên khó khăn hơn.

Từ đó, tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng thường được khuyến khích áp dụng cho các bà mẹ lúc "lâm bồn". Tuy nhiên, tư thế này lại có thể gây ra những tổn thương cho trẻ, có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc đẻ lâu, đặc biệt là trong trường hợp trẻ sinh thiếu hoặc thừa tháng.

Ngoài ra, việc ngủ trong tư thế nằm ngửa còn có thể dẫn đến sự thiếu hụt lượng oxygen trong máu gây ra những ảnh hưởng nguy hại tới sự phát triển của thai nhi. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là cảm giác choáng váng, chóng mặt ở bà mẹ.

Khi ấy, bà bầu thường có xu hướng nằm nghiêng một cách tự nhiên. Chỉ định phải nằm nghiêng khi ngủ thường chỉ được các bác sĩ đưa ra  khi người mẹ mắc chứng tăng huyết áp hay suy giảm chức năng thận.

Trong trường hợp sức khoẻ sản phụ và thai nhi bình thường, người mẹ có thể thoải mái nghỉ ngơi theo tư thế nằm đem lại cho mình cảm giác dễ chịu nhất.

Đưa tay qua đầu khi mang thai có thể gây tổn thương cho trẻ

Khoảng 20-25% số trẻ sinh ra bị quấn nhau thai quanh cổ hoặc quanh chân. Trong một vài trường hợp, nhau thai còn dính rất chặt, rất khó để tách bỏ.

Vấn đề này không phải do tác động của người mẹ mà là do sự cử động của thai nhi trong suốt thời kỳ thai nghén. Nếu dây dài hơn 100cm (hầu hết các dây nhau thường có độ dài từ 32- 80cm) thì chúng mới gây ra tình trạng rối nhau thai.

Thực ra, lời khuyên này cũng có khía cạnh tích cực riêng. Khi được nhắc nhở rằng không nên đưa tay qua đầu, rất có thể nhờ thế các bà mẹ sẽ không có những thao tác vận động quá sức gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây tổn thương cho trẻ

Trong một vài trường hợp đặc biệt, điều này là đúng.

Song nhìn chung, "chuyện ấy" không hề tạo ra những tác động xấu tới sự phát triển của trẻ, thậm chí, có thể nói là ngược lại. Việc được âu yếm, vuốt ve và đạt đến cực khoái thực tế là một "liều thuốc đại bổ" đối với các bà bầu.

Chúng góp phần tạo ra sự thư thái về tinh thần và tăng cường lượng máu cho vùng xương chậu, hỗ trợ tích cực cho quá trình sinh nở. Hơn nữa, khi cảm nhận được sự yêu thương của cả bố lẫn mẹ, thai nhi sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn.

Sinh con có thể dẫn tới... rụng răng

Điều này là có thật ở vào thời kỳ con người chưa hiểu biết về các loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ngày nay, với hàng loạt các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất ra đời, các bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm rằng mình sẽ không bị rụng răng sau khi sinh nhờ việc bổ sung thuốc bổ kịp thời.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy khi trở thành thiếu nữ và bước vào giai đoạn trưởng thành, cơ thể phụ nữ thường tự động tích trữ một lượng sắt và canxi nhất định để chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở sau này.

Dù vậy, sau khi sinh, lượng canxi trong hệ xương khớp và hàm răng của phụ nữ vẫn bị sụt giảm đáng kể và cần được bổ sung thông qua việc ăn uống hoặc uống thuốc bổ trợ.

Phụ nữ sau khi sinh cần bổ sung ít nhất là 1500mg canxi mỗi ngày để thay thế lượng canxi thiếu hụt. Hiện tượng rụng răng sẽ chỉ xảy ra nếu lượng canxi bổ sung ấy không đầy đủ hay chế độ ăn thiếu dinh dưỡng...

Không nên tập thể thao quá sớm sau khi sinh

Lời khuyên này mang một chút cơ sở thực tế vì nó có thể giúp người phụ nữ mới sinh tránh gặp phải những tổn thương khi tập luyện thể dục thể thao quá sớm.

Sau khi sinh, chức năng sinh lý của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Vào thời gian đầu, loại hoocmon thích nghi về dây chằng và hệ cơ sẽ bị giãn nở hơn khiến chúng dễ bị tổn thương. Song thực tế không có nghĩa là không nên vận động chút nào sau khi sinh. Điều cần nhớ là chỉ nên  chọn lựa những bài tập nhẹ, thích hợp và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Thực tế, sinh nở là công việc khó khăn nhất mà một người phụ nữ phải làm được. Vì vậy, hãy để cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau thời khắc "lâm bồn".

Nhưng sau đó bạn cũng nên có những hình thức vận động nhất định để phục hồi sức khoẻ. Nếu trước khi sinh bạn chưa từng tập luyện, bạn nên bắt đầu bằng bài tập đi bộ. Hãy khởi động trước khi tập khoảng 5 phút rồi mới chính thức tập luyện một cách nhẹ nhàng khoảng 30 - 40 phút mỗi ngày.

Bạn nên kết hợp vừa tập vừa nghe nhạc để thư giãn tinh thần. Trước khi kết thúc buổi tập cũng cần phải thực hiện các động tác thả lỏng cơ. Bạn cũng có thể tập yoga để thay thế.

Và cũng cần nhớ rằng: những bài tập thể dục trong thời kỳ mang thai cũng rất quan trọng đấy bạn nhé!

Thủ thuật rạch âm hộ tốt hơn sinh tự nhiên

Điều này thực sự không đúng.

Thủ thuật rạch âm hộ chỉ có  lợi trong một số trường hợp nhất định, khi âm hộ của người phụ nữ không thể mở rộng gây khó khăn cho việc sinh nở. Nó sẽ giúp làm hạn chế mức độ rách sâu và tránh gây ra những tổn thương khác.

Với người bình thường, việc sinh tự nhiên không đụng dao kéo sẽ là tốt nhất. Chúng giúp thời gian bình phục nhanh hơn, các vết rách vùng âm hộ nhanh chóng được hàn gắn hơn.

Theo NetMode

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.