Sơ cứu và vận chuyển cấp cứu bệnh nhi vẫn bị bỏ ngỏ

Sơ cứu và vận chuyển cấp cứu bệnh nhi vẫn bị bỏ ngỏ
TP - Mỗi tháng có hơn 2.000 trường hợp bệnh nhân tới cấp cứu tại Bệnh viên Nhi T.Ư. Tuy nhiên, khoảng 0,3% số trẻ nói trên bị tử vong do cách xử trí sai ngay từ ban đầu của y tế tuyến dưới và người dân trong quá trình cấp cứu và vận chuyển cấp cứu bệnh nhi lên tuyến Trung ương.
Sơ cứu và vận chuyển cấp cứu bệnh nhi vẫn bị bỏ ngỏ ảnh 1

Bác sĩ khoa nhi (BV Việt Đức) hướng dẫn sinh viên tại giường bệnh cách khám và chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: T - H

PGS Nguyễn Văn Lộc – Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, hiện nay, chỉ có 36% bệnh viện (BV) tỉnh, 11% BV huyện có phần tổ chức cấp cứu nhi.

Theo GS Nguyễn Công Khanh – Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, việc cấp cứu nhi ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ tử vong, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau sinh.

Hiện, tỷ lệ trẻ tử vong trong 24 giờ đầu có chiều hướng tăng. Nguyên nhân là công tác cấp cứu và vận chuyển cấp cứu chưa tốt, nhất là cấp cứu ban đầu dường như vẫn bị bỏ ngỏ.

Trong số các trường hợp bệnh nhi tử vong do cấp cứu và vận chuyển sai cách gặp nhiều nhất vẫn là bệnh nhi bị suy hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh. PGT-TS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, khi thời tiết chuyển mùa hoặc trời lạnh quá nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp, lên cơ hen đột ngột.

Do chủ quan hoặc không nhận thức được vấn đề, nhiều gia đình đã chuyển con tới cơ sở y tế bằng xe máy. Đây là cách vận chuyển cấp cứu rất nguy hiểm, vì trẻ không được hồi sức cấp cứu trên đường tới BV.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 63.000 trẻ dưới năm tuổi tử vong, trong đó 32.000 trường hợp tử vong là trẻ sơ sinh.

TS Khu Thị Khánh Dung – Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, hầu hết các BV tuyến dưới hiện chưa có khoa sơ sinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến trẻ không được cấp cứu kịp thời.

Theo phân cấp của Bộ Y tế, tất cả BV tuyến tỉnh đều phải có khoa sơ sinh, BV tuyến huyện phải có đơn vị sơ sinh riêng biệt. Thế nhưng, phần lớn các đơn vị cơ sở đó chưa có đầu tư tương xứng hoặc hoạt động còn mang tính hình thức.

Do vậy, khi đến được BV, thân nhiệt đã hạ xuống, có cháu chỉ còn 34 độ C. Đây là giới hạn nhiệt độ cơ thể cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, trẻ tử vong vì rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp...

BV Nhi TƯ cũng từng tiếp nhận trẻ tử vong do bị bỏng, không được sơ cứu ban đầu tốt lại vận chuyển bằng xe không chuyên dụng, không có hệ thống hồi sức cấp cứu nên khi tới BV trẻ đã chết vì vết bỏng quá nặng dẫn tới suy hô hấp...

Làm sao giảm tỷ lệ trẻ tử vong?

Theo TS Liêm, muốn giảm tỷ lệ trẻ tử vong do nguyên nhân trên, hệ thống cấp cứu nhi phải quan tâm tới 3 yếu tố: Cấp cứu ở cộng đồng, cấp cứu trong quá trình vận chuyển, cấp cứu ở các cơ sở y tế tiếp nhận.

Một thực tế là từ trước tới nay ngành y tế mới chỉ quan tâm đến cấp cứu ở các cơ sở y tế. PGS Nguyễn Văn Lộc cho rằng, vai trò của cấp cứu cộng đồng rất quan trọng. Hiện nay, người dân trong cộng đồng vẫn còn lúng túng trong việc xử trí cấp cứu ban đầu bệnh nhân.

Ngành y tế cần có hướng dẫn cho những ông bố, bà mẹ, cô dạy trẻ biết được triệu chứng nặng của bệnh để xử trí ban đầu. Đồng thời, phải phổ cập những kiến thức về cứu thương ban đầu cho các bà mẹ, hướng dẫn cho các bà mẹ biết được khi nào con mình bị bệnh, khi nào triệu chứng nặng để đưa đến BV.

TS Liêm cho hay, có tới 36% trẻ bị tử vong vì không phát hiện bệnh từ nhà. Đối với trẻ em, khi vận chuyển tới BV, người nhà cần đặc biệt quan tâm đến thân nhiệt của trẻ, phải ủ ấm cho trẻ, tránh bị hạ nhiệt dẫn đến khả năng tử vong cao.

Tốt nhất là cho trẻ đến BV bằng xe chuyên dụng, có bác sĩ đi kèm để thực hiện các động tác hồi sức cấp cứu trên đường vận chuyển.

Ngoài ra, hệ thống cấp cứu tại các cơ sở y tế tuyến dưới đóng vai trò quan trọng trong sơ cứu ban đầu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo khảo sát trang thiết bị cấp cứu nhi khoa ở tuyến dưới rất thiếu, có nơi không có thiết bị nhi khoa.

Quan trọng nhất trong cấp cứu là ở lứa tuổi sơ sinh. Lứa tuổi này các bệnh phổ biến nhất là cấp cứu hô hấp. Tiếp đó mới đến cấp cứu thần kinh, tuần hoàn và các cấp cứu khác.

Vì vậy, PGS Liêm cho rằng, trong khi ngành y tế chưa đủ điều kiện để trang bị đầy đủ các thiết bị cấp cứu nhi khoa thì cần ưu tiên trước cho cấp cứu trẻ sơ sinh và bệnh hô hấp.

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.