Stress có lợi cho sức khoẻ?

Stress có lợi cho sức khoẻ?
(TPO) Stress có thể khiến bạn phát ốm, nhưng đôi khi, một vài dạng stress thực sự lại có ích cho sức khoẻ của bạn, theo những nghiên cứu khoa học cho thấy.

Trong khoảng 1 thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học của trường đại học bang Ohio (Mỹ) đã tiến hành hết cuộc nghiên cứu này đến cuộc nghiên cứu khác về việc stress có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống miễn dịch cơ thể, do đó làm cho cơ thể dễ dàng nhiễm các loại virus, chẳng hạn như bệnh cúm. Bởi vậy, thật khó mà không ngạc nhiên khi gần đây, các nhà khoa học lại thấy rằng, ít nhất thì 1 loại stress có thể củng cố phản ứng miễn dịch ở chuột và có thể điều này sẽ tương tự như ở người.

"Chúng tôi thực sự giật mình vì những gì chúng tôi phát hiện ra." Ông John Sheridan, giáo sư tại trường đại học Columbus. Nếu những cuộc nghiên cứu tới đây cho những kết quả tương tự, chúng tôi sẽ có thể tạo nên những loại vacine chữa cúm hiệu quả hơn, đặc biệt là cho người già.

Tuy vậy, trước mắt, các nhà khoa học phải định hình được vấn đề này. "Chúng tôi thực sự không biết cơ chế này hoạt động như thế nào. Chúng tôi đang trong quá trình cố gắng tìm hiểu vì sao lại như thế."

Đánh kẻ thù, chống virus

Theo ông Jacqueline Wiesehan thuộc nhóm nghiên cứu, điều đang xảy ra ở đây là loại stress này có thể tăng cường "bộ nhớ" của vacine cúm và do đó tăng cường khả năng chống chọi với những virus. Nói theo cách khác, khi những virus thật sự xuất hiện, chuột có thể dễ dàng nhận dạng chúng và bởi vậy, khả năng chống lại sẽ tốt hơn.

Cuộc thí nghiệm được tiến hành với một bầy chuột trong 6 ngày liên tiếp bị quấy rối bởi một con chuột khác, mỗi ngày vài giờ. Cuối đợt thí nghiệm trên, các nhà nghiên cứu tiêm vào lũ chuột này một liều thuốc mang dịch cúm thường thấy ở người. Những con chuột bình thường cũng được tiềm liều dịch này để có thể đo được ảnh hưởng của stress.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, họ đang tạo ra stress mãn tính và loại stress này làm suy giảm hệ thống miễn dịch, góp phần làm giảm sút sức khoẻ người bệnh. Tuy vậy, điều làm sửng sốt là những chú chuột bị quấy rối lại có thể phòng ngừa virus tốt hơn là những chú chuột không phải trốn chạy kẻ thù.

Bởi vậy, cái mà các nhà khoa học phải thay đổi đầu tiên là tên của cuộc thí nghiệm. "Chúng tôi không gọi là mãn tính hay cấp tính nữa. " Bởi ai cũng biết nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch. "Chúng tôi gọi đó là sự lặp lại của việc chiến thắng virus." Dù với tên gọi nào, stress rõ ràng đã tăng cường "bộ nhớ" của một loại tế bào đặc biệt, tế bào hình T điều khiển hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nguyên liệu cho vacine?

Định hình lại, các nhà khoa học cho rằng, kết quả này không phải đến nỗi đáng kinh ngạc như vậy. "Khi bạn ngồi xuống và nghĩ về nó, bạn sẽ thấy rằng, cơ thể sẽ được lợi khi có những phản ứng chống stress." Đồng sự Padgett cũng nhấn mạnh rằng sự phản ứng này sẽ trang bị cho cơ thể phản ứng tốt hơn với mọi sự thay đổi.

Stress ở mức độ thấp sẽ sản sinh ra những hocmon chống lại những sự thay đổi khác nhau, và bởi vậy, một chút điều xấu có thể trở thành tốt. Nhưng stress mãn tính sẽ khiến cơ thể dư thừa loại hocmon đó, và điều này lại thực sự nguy hiểm. Chẳng hạn như, đó là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tràn đầy hi vọng rằng kết quả này sẽ giúp họ tạo ra những loại vacine hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với người già. "Những người già thông thường kém phản ứng với vacine, và họ khó có thể có phản ứng miễn dịch tốt." ông Padgett cho biết. Ông cũng bổ sung rằng, có thể, tế bào của những người già không thể "nhớ" loại vacine, do đó họ không thể  nhận dạng ra loại virus tấn công cơ thể, làm cho virus có thể dễ dàng tấn công cơ thể mà không gặp phải sự phản kháng nào.

Bước tiếp theo là phải khám phá ra cơ chế hoạt động và sinh học của vấn đề này. Và sau đó, vacine có thể sẽ được cải biến để tăng cường bộ nhớ tế bào của cơ thể.

Tất nhiên, cũng có vài thắc mắc rằng liệu cơ thể con người có phản ứng giống như trong thí nghiệm với chuột, nhưng các nhà khoa học vẫn có lý do để lạc quan. "Hệ thống miễn dịch của chuột khá giống ở người." ông Padgett cho biết. "Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn chuột làm thí nghiệm."

Tuy vậy, chẳng có nhà nghiên cứu nào cho rằng, chúng ta nên tiếp xúc thường xuyên với stress "nhẹ" để có thể tránh cúm.

"Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó. "Ông Padgett nói. "Tôi cố tránh stress bằng mọi giá."

MỚI - NÓNG