Học cách bón phân hiệu quả cho cây bưởi Phúc Trạch

Học cách bón phân hiệu quả cho cây bưởi Phúc Trạch
TP - Bưởi Phúc Trạch có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, các tép bưởi giòn tan, mọng nước, ăn vào miệng sẽ thấy cảm giác chua chua, thanh thanh. Bưởi Phúc Trạch được Bộ NN&PTNT công nhận là một trong bảy loại cây ăn quả quý hiếm. 

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Người dân Hà Tĩnh luôn xem bưởi Phúc Trạch là đặc sản quý. Diện tích bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê khoảng 1.500 ha, nhưng trồng tập trung nhiều nhất ở xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên.

Là cây họ có múi, có bộ rễ ăn sâu, tán rộng, năng suất cao nên yêu cầu lượng dinh dưỡng rất lớn. 1 tấn quả bưởi lấy đi trong đất: 2kgN, 0,5kg P2O5, 2,5kg K2O,  0,2kg MgO, 0,6kg CaO, 90gS, 30gFe, 4gMn, 7g Zn và 5g Cu… đất trồng thích hợp có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm độ pH từ 5,5 - 6,5.

Đất trồng bưởi của Hương Khê là đất chua, sau nhiều năm nông dân làm theo tập quán thường xuyên bón các loại phân có tính chất chua như phân lân có tính axit, đạm urê… nên đất ngày càng chua thêm, chai cứng, rễ bị ngộ độc hấp thu dinh dưỡng khó khăn. Các loại phân lân hoặc phân NPK thông thường không có các chất trung và vi lượng làm cây mất cân đối dinh dưỡng. Do những nguyên nhân trên nhiều vườn bưởi cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, quả beo ăn nhạt, sâu bệnh phát sinh nhiều dẫn tới sử dụng nhiều thuốc BVTV gây ra nguy cơ mất an toàn. Đất trồng bưởi cần nhiều dinh dưỡng, ngoài đạm, lân, kali còn phải bổ sung đầy đủ các chất trung, vi lượng nên vài năm trở lại đây diện tích trồng bưởi bón phân Văn Điển ngày càng tăng nhanh và có hiệu quả rõ rệt. Phân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng khử chua nâng dần độ pH của đất. Các chất trung, vi lượng trong phân Văn Điển rất cần thiết cho cây để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu ngoài ra còn có tác dụng khử và trung hòa các chất độc hại còn tồn dư trong đất. Các chất trung, vi lượng ngoài là 16 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu còn giúp cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế tác hại bởi thời tiết khắc nghiệt như: hạn, úng, gió bão, nóng và giá rét. Thiếu vi lượng làm cây mất cân đối về dinh dưỡng dễ xảy ra bệnh khảm vàng lá, rụng hoa, rụng quả non. 

Đối với bưởi thời kỳ kinh doanh: Số lượng phân đầu tư tùy theo độ tuổi cây và năng suất. Trong năm kết hợp bón phân hữu cơ với phân Văn Điển. Chia làm 4 đợt bón: Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả (đây là lần bón quan trọng nhất), giúp bưởi hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Bón một gốc từ 10- 15kg phân hữu cơ, 1- 3kg lân Văn Điển.

Ba đợt sau bón bằng loại phân NPK Văn Điển: 12-5-10 hoặc 12-8-12, 12-12-17. Cụ thể, đợt 2: Bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và lộc xuân. Bưởi từ 4 đến 7 năm, bón một gốc 1- 1,5kg; bưởi từ 8- 11 năm, bón một gốc 1,5- 2kg; bưởi trên 11 năm, bón một gốc 2,5- 3kg. Đợt 3: Sau khi ra quả sinh lý (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả, bưởi từ 4- 7 năm, bón một gốc 1,5-2kg. Bưởi từ 8-11 năm, bón một gốc 1,5-2kg, bưởi trên 11 năm, bón một gốc 2,5- 3kg. Đợt 4: trước khi thu hoạch 1- 1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Bưởi từ 4- 7 năm bón một gốc 2- 2,5kg, bưởi từ 8- 11 năm, bón một gốc 2,5- 3kg; bưởi trên 11 năm bón một gốc 3,5- 4kg.

Cách bón: Xới đất, làm cỏ, rải phân theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40- 50cm, lấp đất. Nếu đất khô phải tưới đủ ẩm.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.