Intel Products Việt Nam chiếm 18,2% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện và điện tử của Việt Nam

Intel Products Việt Nam chiếm 18,2% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện và điện tử của Việt Nam
Đối với Công ty TNHH Intel Products Việt Nam tổ chức kỷ niệm 10 năm triển khai hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Sự kiện Intel công bố dự án đầu tư năm 2006 đã giúp đặt Việt Nam trên bản đồ CNTT và ngành công nghiệp lắp ráp điện tử toàn cầu, góp phần thu hút các nhà cung cấp trong lĩnh vực công nghệ lẫn các nhà cung ứng dịch vụ nội địa, thúc đẩy kết quả phát triển kinh tế, xã hội và động lực tăng trưởng quốc gia.

Trong 10 năm qua, Intel đã đẩy mạnh tiến độ đầu tư tại Việt Nam thông qua nhiều sáng kiến quan trọng như giúp phát triển cụm ngành ngành điện tử, khai trương nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và hợp tác với nhiều đối tác trong lĩnh vực nhằm hiện thực hoá các chương trình đào tạo nghề và giáo dục kỹ thuật của Việt Nam. 

Trong số các sáng kiến có thể kể tới Chương trình Liên minh giáo dục kỹ thuật đại học (HEEAP) dành cho giảng viên tại 8 trường kỹ thuật trên cả nước theo chuẩn ABET; dự án giáo dục phổ thông đã đào tạo cho trên 150.000 chuyên gia giáo dục tại 28 tỉnh và thành phố cũng như tạo ra chuyển đổi mạnh mẽ về phương pháp học tập cho sinh viên.

 Ngoài ra, Intel còn hợp tác với đối tác Chính phủ triển khai các sáng kiến chính sách như Hệ thống hải quan điện tử (VNACCS) nhằm đơn giản hoá thủ tục khai báo hàng hoá và thúc đẩy hiệu quả thương mại. Xuất phát từ cam kết bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững, Intel Products Việt Nam còn thực hiện Sáng kiến năng lượng xanh khi đầu tư một hệ thống năng lượng mặt trời có qui lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam với công xuất 321.0000 kWh và hấp thụ 221.300 kg khí thải CO2 hàng năm. Riêng năm 2016, Intel đã triển khai 16 dự án tiết kiệm năng lượng với tỉ lệ tiết kiệm đạt 4.678.845 kWh.

Như thực tế đã minh chứng, sự hiện diện và đầu tư của Intel từ năm 2006 đã tạo nên những tác động tích cực đối với Việt Nam.Về kinh tế:  Giá trị xuất khẩu của Intel Products Việt Nam chiếm 18,2% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện và điện tử của Việt Nam năm 2015 (trừ xuất khẩu điện thoại di động).

Giá trị gia tăng (đóng góp trong GDP) của IPV đạt trên 100 triệu USD năm 2015, cao hơn mức 3,2 triệu USD bình quân của một doanh nghiệp FDI đóng góp tại Việt Nam. Tạo việc làm: IPV hiện tuyển dụng gần 1.300 nhân viên gồm nhiều kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật có trình độ cao và lao động lành nghề, tạo ra giá trị xuất khẩu cao gấp 93 lần so với giá trị xuất khẩu của trung bình một lao động làm việc trong một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 

Hình thành cụm ngành công nghiệp điển tử:  Dự án đầu tư của Intel năm 2006 góp phần tạo nên động lực thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành cụm ngành công nghiệp điện tử cũng như năng lực, qui mô kinh tế và nâng cao sự quan tâm của các cấp chính quyền về chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Hiện đại hoá hệ thống giáo dục thông qua Chương trình HEEAP: Sự hợp tác của Intel với các đối tác trong ngành góp phần tạo nên sáng kiến Chương trình liên minh giáo dục kỹ thuật bậc cao (HEEAP) cho các chuyên gia giáo dục và sinh viên tài năng, góp phần hiện đại hoá các chương trình đào tạo kỹ thuật và thúc đẩy chuyển đổi mô hình giáo dục theo chuẩn ABET. Hơn 5.000 giảng viên, chuyên gia quản lý cấp khoa đã được đào tạo trong chương trình này.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).