Tầm nhìn bất động sản thời kỳ hậu khủng hoảng

Phối cảnh khách sạn 5 sao tại Núi Sam của Tập đoàn Sao Mai
Phối cảnh khách sạn 5 sao tại Núi Sam của Tập đoàn Sao Mai
TP - Sau thời kì hoàng kim, kể từ năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ập tới khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào tình trạng khốn đốn, nhiều doanh nghiệp phải đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, trong đó cũng có một số doanh nghiệp ăn nên làm ra và vượt cạn một cách an toàn như Vingroup, Sao Mai Group, Hoà Phát, …

Trong thời gian qua, do tác dộng cay nghiệt của cuộc khủng hoảng toàn cầu, thị trường bất động sản có nhiều biến động phức tạp, tính thanh khoản rất thấp với nhiều khó khăn to lớn, nợ xấu tăng đột biến, lãi suất ngân hàng có lúc tăng cao ngất ngưỡng, gần như tất cả các dự án bất động sản đều đóng băng. lãi suất ngân hàng và các chi phí khác đã gặm nhấm nhiều khu dân cư khiến chủ đầu tư lâm vào cảnh nợ nần phải bán tháo  dự án để trả nợ, thậm chí rất nhiều DN không còn tiền để trả lương cho nhân viên.

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của nhiều doanh nghiệp bất động sản mà còn ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế, và tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng các doanh nghiệp bất động sản, sự vào cuộc tích cực tháo gỡ kịp thời những cản lực khủng hoảng kinh tế của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nên thị trường địa ốc Việt Nam đã tạm vượt qua giai đoạn khó khăn. Thế nhưng, để hồi phục phát triển nhanh và bền vững vẫn còn đang bỏ ngõ cho nhiều động thái nhanh nhạy của nhà nước . Nhìn tổng thể cho thấy, thời kỳ hậu khủng hoảng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và dường như sân chơi lớn đang dồn sức cho một số nhà đầu tư mang tính chuyên nghiệp  như: Vingroup, Hoà Phát, Sao Mai Group…

Đặc biệt, trong đó phải kể đến Sao Mai Group ở thời điểm vô vàn khó khăn ấy, hầu hết các dự án của Sao Mai đều có đầu ra rất tốt, tiêu biểu như: Dự án Khu đô thị cao cấp Sao Mai  (TP. Bến Tre), Khu đô thị cao cấp Sao Mai Bình Khánh 3-5 (TP. Long Xuyên), Khu đô thị cao cấp Sao Mai cửa khẩu Tịnh Biên, Khu đô thị cao cấp Sao Mai thị trấn Tân Hiệp (Kiên Giang), dự án khu đô thị 30/4 thành phố Cao Lãnh …tất cả sau khi hoàn chỉnh hạ tầng đều được bán gần hết. Ngoài ra, nhiều dự án khác của Sao Mai tại các tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL cũng đã đạt doanh số bán hàng khá ấn tượng đưa Tập đoàn Sao Mai phát triển với những bước đi ngoạn mục.

Riêng về Tập đoàn Sao Mai, họ không những thành công nhiều lĩnh vực khác, mà riêng  lĩnh vực BĐS nghiên cứu kỹ trong những động thái  xuyên suốt cả một lộ trình dài, chúng ta thấy! Họ không chỉ nhờ kinh nghiệm, uy tín, thương hiệu mà còn dựa trên nền tảng vững chắc nghiên cứu thị trường, nắm chắc cung và cầu cùng thị hiếu của khách hàng, lựa chọn địa điểm phù hợp, đặc biệt chú trọng trong khâu quản lý. Trong thời điểm lãi suất ngân hàng cho người vay mua nhà cao thì Sao Mai đã dùng chính nguồn lực tài chính  của mình để hỗ trợ tối đa cho khách hàng (như bán hàng trả chậm với lãi suất thấp linh hoạt. Di tản đầu tư về các đô thị nhỏ, tăng cường hợp tác với nhà đầu tư thứ cấp, phân kỳ đầu tư nhiều giai đoạn)… nhờ có nhiều giải pháp bổ trợ một cách năng động vậy mà doanh số bán hàng của các Tập đoàn nói trên vẫn đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng  trong thời gian qua 

Với sự sáng tạo và không ngừng nổ lực, mặc cho sóng gió khủng hoảng, các nhà đầu tư có nhiều trải nghiệm như VinGroup, Hoà Phát, Sao Mai vẫn tự tin và vươn mình lớn mạnh với sự tăng trưởng cả về qui mô lẫn năng lực hoạt động tiếp tục có những đột phá ngoạn mục, vì vậy chỉ một thời gian ngắn họ đã  nâng cao thứ hạng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.