Thác Vũ Môn - Hòn ngọc giữa rừng xanh

Thác Vũ Môn - Hòn ngọc giữa rừng xanh.
Thác Vũ Môn - Hòn ngọc giữa rừng xanh.
TP - Từ thời Pháp thuộc, cùng với Sapa (Lào Cai), Ðà Lạt (Lâm Ðồng), thác Vũ Môn (Hương Khê, Hà Tĩnh) được đánh giá là một trong 3 địa danh có khí hậu ôn đới đạt tiêu chuẩn du lịch. Vũ Môn là điểm đến lý tượng, là hòn ngọc giữa rừng xanh. 

Thác Vũ Môn nằm trên địa bàn hành chính xã Phú Gia, huyện Hương Khê có độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, chiều cao của thác hơn 200m, thác có 4 cấp nước, mỗi cấp nước có hình chải, độ cao các cấp nước chênh nhau tương đối lớn từ 25m - 86m, lòng thác rộng khoảng 27,5m, lượng nước nhiều quanh năm không khi nào cạn, đây là một trong những thác tự nhiên huyền bí và kỳ vĩ bởi truyền thuyết hàng năm cá chép thi vượt thác để hóa rồng mà dân gian thường gọi “Mồng bảy cá đi ăn thề/ Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn”. 

Hằng năm, cứ đến ngày tám tháng tư, cá chép vượt thác, con nào qua được thì hóa rồng. Phường chài thường bảo nhau, mấy ngày trước không bủa chài lưới. Và đúng ngày đó, thác Vũ Môn mây mù dày đặc, không ai dám đến gần. Gắn với huyền thoại, những người dân địaphương truyền tai nhau rằng, nếu vào ngày cá chép vượt thác mà trời mưa, nước thác về nhiều, cá vượt thác hóa rồng, đồng nghĩa với năm đó mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; còn ngược lại, sẽ là một năm đại hạn khốn khó, người dân cần có phương án phòng bị.

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, ông Lê Ngọc Huấn cho biết, từ thời Pháp thuộc, cùng với Sapa (Lào Cai), Ðà Lạt (Lâm Ðồng), thác Vũ Môn (Hương Khê, Hà Tĩnh) được đánh giá là một trong 3 địa danh có khí hậu ôn đới đạt tiêu chuẩn du lịch. Qua khảo sát, có thể khẳng định, thác Vũ Môn có tiềm năng, lợi thế du lịch hết sức to lớn, đặc biệt là độ cao, nhiệt độ, khí hậu, khu rừng nguyên sinh... Ðược thiên nhiên ưu đãi cùng với những câu chuyện huyền bí về thác, đây sẽ là điểm đến đầy tiềm năng. Việc khai thác Vũ Môn thành khu du lịch đã được đưa vàochương trình nghị quyết của Ðảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020. “Với những số liệu về nhiệt độ, mực nước, tốc độ dòng chảy…ấn tượng, đầy khả quan qua nhiều cuộc khảo sát. Lãnh đạo huyện đã xây dựng dự án cụ thể để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư xây dựng nơi đây thành khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng”, ông Huấn nói.

Ðể nhiều người đến được với Vũ Môn chiêm ngưỡng tuyệt tác thiên nhiên ấy, để được đắm mình vào dòng nước huyền thoại ấy, để một tiêm năng không ngủ quên, Vũ Môn cần được quan tâm đúng mức. Nếu được đầu tư bài bản, Vũ Môn chắc chắn sẽ là một điểm đến đầy hấp dẫn của du khách thập phương; kết hợp với những di tích văn hóa trên địa bàn huyện Hương Khê như Ðền Trầm Lâm, Thành Sơn Phòng-Hàm Nghi, Rôộc Cồn, Ðền Trụ và Thác Rào rồng … đây sẽ là một tour du lịch lý thú, đa dạng kết hợp giữa du lịch tâm linh và du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về giao thông của huyện Hương Khê (cả về đường sắt và đường bộ), Thác Vũ Môn hoàn toàn có thể là một điểm đến trong các tour du lịch của Hà Tĩnh.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.