Tiền anh, tiền tôi, tiền chung

Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính gia đình sẽ cải thiện mối quan hệ giữa hai vợ chồng.
Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính gia đình sẽ cải thiện mối quan hệ giữa hai vợ chồng.
TP - Trong kết quả của Chỉ số các mối quan hệ 2016 (Prudential Relationship Index 2016) tại Việt Nam về các vấn đề tài chính, tiền bạc là nguyên nhân lớn nhất (45%) gây ra các cuộc tranh cãi của các cặp vợ chồng Việt.

Trên thực tế, tranh cãi về tiền bạc là một trong những những nguyên nhân chính dẫn các đôi ra tòa, đặc biệt là những đôi mới kết hôn. Một vài cuộc hôn nhân tuy không kết thúc trong ly dị nhưng việc tranh cãi liên tục về tiền bạc và những căng thẳng có thể khiến hạnh phúc không thể tồn tại ở đây. Vậy phải làm sao để “giọt nước” không “tràn ly”?

1. Học cách quản lý tài chính:

Tại buổi họp báo Công bố chỉ số các mối quan hệ 2016 tại Việt Nam do Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential tổ chức, PGS. TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết kỹ năng quản lý tài chính của các cặp vợ chồng trẻ chỉ ở mức trung bình. Trong thực tế, đôi khi do thói quen tiêu tiền khác nhau mà vợ chồng có tài khoản riêng bên cạnh ngân sách chung cho gia đình. Thoạt nhìn đây có vẻ là cách tránh khỏi những tranh cãi về tài chính, nhưng nếu số tiền sử dụng riêng quá chênh lệch sẽ dễ dẫn đến sự nghi ngờ lẫn nhau về quỹ đen khi người này thấy người kia chi tiêu quá nhiều.

6 loại quỹ từ Phương pháp quản lý tài chính của tỷ phú T. Harv Eker đã được PGS. TS Huỳnh Văn Sơn đưa ra nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng trẻ giải quyết vấn đề này: quỹ phí sinh hoạt (50%), quỹ giáo dục (10%), quỹ tiết kiệm dài hạn (10%), quỹ từ thiện (10%), quỹ hưởng thụ (10%), quỹ tự do tài chính (10%).

2. Rõ ràng các khoản chi thu:

Trong số 10 quốc gia ở châu Á thực hiện khảo sát PRI 2016 thì Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ các cặp vợ chồng đồng sở hữu tài khoản ngân hàng (79%). Con số này cho thấy người Việt có xu hướng đồng tâm hiệp lực trong các vấn đề tài chính. Với thực trạng chi tiêu “ví tiền riêng” như phía trên bên cạnh ngân sách chung, minh bạch tài chính cũng là một giải pháp hiệu quả cho các cặp đôi. Cả vợ lẫn chồng đều cần có các khoản chi tiêu cá nhân riêng, nhưng điều quan trọng là cần rõ ràng các khoản tiền để tạo dựng lòng tin với đối phương. Một khi giữa hai vợ chồng đã có mâu thuẫn thì ai là tay hòm chìa khóa cũng không còn quan trọng nữa.

3. Hiểu và cân bằng khả năng tài chính của đối phương:

Vì thu nhập không đồng đều nên thói quen tiêu xài của các cặp vợ chồng cũng khác nhau, dẫn đến những bất hòa không đáng có. Để tránh xảy ra tình trạng này, nguyên tắc tài chính đơn giản nhất là chỉ tiêu xài 80% trên tổng thu nhập của gia đình. Thay đổi lối sống, suy nghĩ và cách chi tiền không phải là chuyện một sớm một chiều, nhưng học cách hiểu và cân bằng cuộc sống với bạn đời là một việc cần thiết. Khi cắt giảm chi tiêu không cần thiết, bạn còn đồng thời xóa mờ mặc cảm thua thiệt về thu nhập của nửa kia.

Nói tóm lại, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ai giữ tiền cũng được miễn sao cửa nhà yên ấm và người được giao trọng trách phải tế nhị trong cách ứng xử, không quá lạm dụng quyền hạn để làm bạn đời khó xử.

Bạn có thể truy cập vào website https://www.prudentialrelationshipindex.com/vn/vi/quiz để tham gia bài trắc nghiệm định nghĩa mối quan hệ của vợ chồng, cũng như tìm hiểu thêm những tiêu chí hàng đầu được mong đợi từ người bạn đời lý tưởng của người Việt.

MỚI - NÓNG