‘Ví Việt hấp dẫn phụ nữ Việt

Tới đây, LienVietPostBank sẽ mang dự án Ví Việt tới 10 tỉnh thành phố cho phụ nữ Việt (Ảnh đại diện các bên tại Lễ ký).
Tới đây, LienVietPostBank sẽ mang dự án Ví Việt tới 10 tỉnh thành phố cho phụ nữ Việt (Ảnh đại diện các bên tại Lễ ký).
TP - Theo đại diện LienVietPostBank  tiềm năng phát triển sản phẩm Ví việt đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là các bà, các mẹ, các chị trong chi tiêu đời sống hàng ngày là rất lớn. Và thị trường đang đón nhận rất nhanh khi mỗi ngày, có thêm hàng ngàn tài khoản mở mới sử dụng sản phẩm Ví Việt.

Ví Việt là gì, vì sao hấp dẫn?

Ví Việt (tên gọi tắt của Thẻ phi vật lý Ví Việt) được LienVietPostBank nghiên cứu, phát triển và phát hành cho chủ thẻ Ví Việt để giao dịch điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính di động, máy tính để bàn có kết nối internet.

Hiện tại, dung lượng thị trường cho sản phẩm như Ví Việt rất lớn. Tại Việt Nam, khoảng 70% dân số chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng. Do đó, việc triển khai trên quy mô lớn sản phẩm Ví Việt sẽ cung cấp giải pháp tài chính vi mô đến người dân trong cả nước từ thành thị đến nông thôn và các vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, Ví Việt có thể được coi là giải pháp chiến lược để LienVietPostBank hiện thực hóa tầm nhìn trở thành “ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam - ngân hàng của mọi người”.

Tính ưu việt của sản phẩm, theo những “nhà thiết kế’ của LienVietPostBank, chính ở chỗ đơn giản và nhanh hơn các thủ tục mở tài khoản, sử dụng thẻ tín dụng. Theo đó, chỉ cần một vài thao tác qua điện thoại, bất kỳ ai cũng đã có thể cài đặt và mở cho mình một tài khoản Ví Việt. Và với tính năng thanh toán rất đa di năng trong đời sống hàng ngày từ thanh toán tiền điện, nước, sau này tiến tới là tiền đi chợ, tiền uống cà phê….sức ảnh hưởng của Ví Việt với  cộng đồng được dự báo khả năng “bùng nổ” rất nhanh.

Tiềm năng phát triển sản phẩm ví việt đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là các bà, các mẹ, các chị trong chi tiêu đời sống hàng ngày là rất lớn. Và thị trường đang đón nhận rất nhanh khi mỗi ngày, có thêm hàng ngàn tài khoản mở mới sử dụng sản phẩm Ví Việt”, ông Phạm Doãn Sơn, Thành viên HĐQT - Tổng giám đốc LienVietPostBank khẳng định. Đồng thời nhấn mạnh Dự án “Ví Việt – giải pháp thanh toán toàn diện cho phụ nữ Việt Nam” nhằm mang đến cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng cho các chị em phụ nữ ở vùng ven đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa.

“Vấn đề quan trọng là Ví Việt sẽ không cần đòi hỏi quá nhiều tiền trong tài khoản và có thể thanh toán từ khoản tiền 5,10 ngàn đồng cho tới cả triệu đồng. Nói chung là sẽ rất tiện ích và phổ biến cho mọi tầng lớp người sử dụng trong xã hội; đặc biệt là như phụ nữ, hay các bạn trẻ thanh niên, sinh viên”, ông Phạm Doãn Sơn, Tổng Giám đốc LienVietPostBank cho biết. 

‘Ví Việt hấp dẫn phụ nữ Việt ảnh 1

Ví Việt dành cho phụ nữ

Cạnh tranh với 32 hồ sơ của Việt Nam trong tổng số 90 hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện – Cửa sổ 2 từ 04 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, “Ví Việt dành cho phụ nữ” đã trở thành dự án đầu tiên của Việt Nam được lựa chọn nhận khoản tài trợ 325.000 USD (khoảng 7,26 tỷ đồng) từ UNCDF.

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai và lan tỏa sức ảnh hưởng tới cộng đồng của Ví Việt, trong gần một năm qua, LienVietPostBank đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dự thảo và khởi động Dự án Ví Việt dành cho phụ nữ.

Dự án nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán, sản phẩm ngân hàng thông qua Ví Việt để gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính – ngân hàng cho phụ nữ Việt Nam, phát triển thêm các điểm ủy thác thanh toán và điểm giao dịch Ví Việt (cửa hàng, siêu thị mini, điểm bán sim – thẻ...) do phụ nữ làm chủ, giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho chủ hộ kinh doanh.

Cũng trong khuôn khổ Dự án này, LienVietPostBank sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng các chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về việc quản lý tài chính, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, ven đô thị, đồng thời phát triển thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát biểu tại lễ ký, đại diện UNDP cho rằng bản thân tổ chức này rất mong đợi mô hình kinh doanh thành công để giải quyết nhu cầu tài chính cho phụ nữ. “Những người phụ nữ vùng sâu xa gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính trang trải cho cuộc sống, con cái. Phụ nữ có quyền truy cập tài chính có cơ hội đầu tư tốt hơn. “Sáng kiến Ví Việt đã tạo sự bình đẳng giới giữa các phân khúc khách hàng. Sáng kiến này đóng góp mục tiêu phát triển bền vững với Liên hợp quốc của Việt Nam”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Lãnh đạo LienVietPostBank khẳng định vinh dự khi Dự án “Ví Việt – Giải pháp thanh toán toàn diện dành cho phụ nữ” của Ngân hàng Thương mại Bưu điện Liên Việt đã giành được khoản tài trợ của Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hiệp Quốc. “Chúng tôi cam kết sẽ sử dụng khoản tài trợ này vào đúng mục đích và quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra”, ông Sơn nói.

Dự kiến trong vòng 2 năm, từ tháng 9/2016 đến hết tháng 8/2018, Dự án sẽ được triển khai trên phạm vi 10 tỉnh thành, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Theo đó sẽ có tối thiểu 500.000 phụ nữ sử dụng Ví Việt cùng 2.500 điểm chấp nhận Ví Việt do người phụ nữ làm chủ sẽ được phát triển mới.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.