Vietcombank lập “kỳ tích” xử lý nợ xấu, chinh phục các kỷ lục

Vietcombank đang chinh phục đỉnh cao hướng tới ngân hàng số 1
Vietcombank đang chinh phục đỉnh cao hướng tới ngân hàng số 1
TP - Xác lập vị thế là ngân hàng đầu tiên xử lý xong toàn bộ dư nợ xấu tại VAMC và có quỹ dự phòng rủi ro đạt trên 120% so với số nợ xấu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ghi dấu ấn năm thứ 2 liên tiếp phá kỷ lục do chính mình tạo lập. Trước thềm Xuân Đinh Dậu 2017, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank đã chia sẻ về con đường Vietcombank đã đang và sẽ đi thời gian tới.

Lập thành tích tạo bộ số các kỷ lục

Năm 2016 đã khép lại và chính thức mở ra một bộ sưu tập mới các kỷ lục. Hai năm trước Vietcombank được ví là  Người “thong dong” ấy vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn - vẫn còn người đó không chỉ biết chạy mà còn tăng tốc liên tiếp phá kỷ lục, thậm chí hướng về đích số 1 toàn hệ thống, vì sao vậy?

Năm 2016, tiếp tục lại là một năm tiếp nối thành công và mở ra vận hội rất lớn đối với Vietcombank. Vietcombank đã hoàn thành một cách đáng khen ngợi các các chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra với một kết quả khá ấn tượng.

Lẽ dĩ nhiên khi giảm lãi suất thì thu nhập của ngân hàng phần nào có ảnh hưởng nhưng đó chỉ là trước mắt. Về lâu dài, chính sự đồng hành, hợp tác bền chặt của khách hàng sẽ đem lại những lợi ích to lớn đối với sự phát triển của Vietcombank.

 Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Vietcombank đã tạo ra bộ số kỷ lục mới 5-6-7-8 (tức là dư nợ và đầu tư đạt trên 500 ngàn tỷ đồng, huy động vốn trên 600 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản trên 700 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trên 8.000 tỷ) trong đó kỷ lục về lợi nhuận là rất ấn tượng. Đây là năm đầu tiên lợi nhuận của Vietcombank có mức tăng  trên 1.500 tỷ đồng. Cùng với đó Vietcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên xử lý xong dư nợ xấu tại VAMC trước hạn 3 năm.

Kết quả quan trọng nhất không chỉ dừng ở tăng trưởng ấn tượng về quy mô hoạt động và lợi nhuận, mà Vietcombank đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu, minh bạch đưa nợ xấu về 1 sổ và chính thức kiểm soát, quản trị được chất lượng tín dụng một cách thực chất.

Năm 2016, Vietcombank luôn là ngân hàng tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN về việc giảm lãi suất. Điều đó cũng đồng nghĩa, ngân hàng phải “san” bớt lợi nhuận cho doanh nghiệp. Làm thế nào để Vietcombank tròn vai mà vẫn giữ vị thế  ngân hàng hiệu quả nhất?

Trước hết, Ban lãnh đạo Vietcombank xác định với toàn thể các cấp lãnh đạo quản lý đến từng cán bộ ngân hàng nhận thức rằng sự tồn tại và phát triển của khách hàng, của cộng đồng doanh nghiệp chính là sự tồn tại và phát triển của Vietcombank. Từ những hoàn cảnh thực tế, Vietcombank chủ động chia sẻ sớm với khách hàng để cơ cấu lại hoạt động đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại quỹ đạo phát triển từ đó có điều kiện đồng hành với ngân hàng được tốt hơn. Các cụ ta vẫn có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Hiện Vietcombank được đánh giá là ngân hàng có hiệu quả cao nhất trong hệ thống ngân hàng nếu tính lợi nhuận trên đầu người cán bộ nhân viên. Kết quả đó đến được là nhờ Vietcombank có những chiến lược và tầm nhìn hợp lý, cùng với đó là sự quyết tâm đổi mới trong quản trị điều hành từ trụ sở chính đến các chi nhánh và sự thống nhất, nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động trong hệ thống Vietcombank.

Xác định tầm nhìn chiến lược

Ngoài việc cơ cấu lại bộ máy chi nhánh, sắp xếp lại các phòng giao dịch và triển khai nhiều phương thức quản trị mới, Vietcombank còn có những quyết định gì sẽ tác động tới sự phát triển trong tương lai sắp tới, thưa ông?

Vietcombank lập “kỳ tích” xử lý nợ xấu, chinh phục các kỷ lục ảnh 1

 Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Năm 2016, Vietcombank đã xây dựng mới Chiến lược phát triển toàn diện Vietcombank đến năm 2020, đây sẽ là nền tảng định hình cho một giai đoạn phát triển chinh phục đỉnh cao mới của Vietcombank. Cũng trong năm 2016, HĐQT Vietcombank đã phê duyệt Chiến lược công nghệ thông tin đến năm 2020 với phương châm tăng tốc, bắt kịp và đáp ứng nhu cầu phát triển.

Năm 2016, Vietcombank kích hoạt nhiều dự án có tầm quan trọng đối với sự phát triển dài hạn và bền vững theo chuẩn mực quốc tế như Basel II, CTOM, ALM-FTP-MPA…. Dự án Core Banking được tái khởi động sẽ quyết định nền tảng phát triển các dự án công nghệ trong thời gian tới.

Nhân đầu năm mới, xin ông cho biết dự định của Vietcombank cho năm 2017 và chiến lược thời gian tới?

Hoạt động của Vietcombank trong những năm gần đây đã có những bước chuyển động thành công rất rõ nét với những bước bứt phá mạnh mẽ, tạo nên thế và lực mới để Vietcombank vững bước tiến vào giai đoạn phát triển mới.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 đang mở ra những vận hội mới cho sự phát triển kinh tế đất nước cũng như ngành Ngân hàng Việt Nam, khi Chính phủ đang quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phục vụ với tinh thần hỗ trợ khởi nghiệp. Tầm nhìn và những mục tiêu chiến lược mà Vietcombank đã xác lập là rất to lớn, đó là: Trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam; nằm trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất toàn cầu và được quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Để hiện thực hoá được những mục tiêu đó, đòi hỏi cả hệ thống Vietcombank trong năm 2017 phải tiếp tục Đổi mới, Kỷ cương và Trách nhiệm để tiếp tục Chuyển đổi, đạt Hiệu quả cao và phát triển Bền vững.

Tôi tin rằng, với lịch sử truyền thống đáng tự hào của Vietcombank, với thế và lực đã được tích luỹ những năm qua và  đặc biệt đạt bước nhảy vọt trong 2 năm trở lại đây, Vietcombank sẽ tiếp tục bứt phá và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2017 và thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược cho giai đoạn  từ nay đến năm 2020 đã đề ra.

Xin cảm ơn ông. 

Vietcombank đạt kỷ lục lợi nhuận 8.212 tỷ đồng

Năm 2016, tất cả các chỉ số cơ bản từ tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đều vượt mức kế hoạch  và nhiều chỉ số cao hơn mức trung bình toàn ngành. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhảy vọt lên với mức tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với năm 2015 đạt mức mới cao nhất từ trước đến nay -  8.212 tỷ đồng, tăng 23,4%, vượt 3% so với kế hoạch năm.

 Tính đến ngày 31/12, dư nợ xấu nội bảng là 6.787 tỷ đồng, giảm 4,4%.Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.267 tỷ đồng, phù hợp với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nợ xấu còn ở mức 1,44%, giảm 0,4% so với đầu năm. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu duy trì ở mức 121%. Đây là mức tăng lợi nhuận trong 1 năm đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của Vietcombank.

MỚI - NÓNG