Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài - xu thế của hội nhập

Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài - xu thế của hội nhập
Hiện Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) đang thương lượng bán 10% cổ phần cho ngân hàng Mỹ Cathay Bank. Việc này cho thấy một làn sóng hội nhập giữa các ngân hàng đã hình thành rõ nét.
Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài - xu thế của hội nhập ảnh 1
Techcombank đã bán cổ phần cho HSBC (ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải)

Diện mạo thay đổi

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) đã gọi HSBC là đối tác chiến lược không chỉ trong thời điểm hiện tại, khi ngân hàng này quyết định bán 10% cổ phần cho HSBC, mà cả trong tương lai, vì những lợi ích từ việc bán cổ phần cho HSBC đem lại.

Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi HSBC tham gia vào ngân hàng từ cuối năm 2005, cổ phiếu của Techcombank trên thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) đã tăng tới mức chóng mặt, từ 2.2 đã nhanh chóng vọt lên 6.3, thậm chí tới xấp xỉ 8.0 trong vòng vài tháng.

Với sự tham gia của HSBC trong Hội đồng quản trị và cam kết hỗ trợ Techcombank mỗi năm 1 triệu USD trong vòng 3 năm (2006 - 2008) cho các chi phí về hỗ trợ nâng cao kỹ thuật, công nghệ... của HSBC, diện mạo và vị thế của Techcombank đang ngày càng thay đổi.

Nhiều tiện ích và dịch vụ ngân hàng công nghệ cao đang được đưa đến khách hàng. Tới đây, nếu được Ngân hàng Nhà nước  (NHNN) cho phép, Techcombank mong muốn được nâng dần tỉ lệ nắm giữ cổ phần của đối tác nước ngoài này trong toàn hệ thống.

Thực tiễn cũng cho thấy, những ngân hàng trong nước có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng phát triển, minh bạch và rõ ràng hơn.

Với những ưu thế về kinh nghiệm và tập quán kinh doanh hiện địa, các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào công tác quản trị những ưu thế kinh doanh nổi trội.

Nhờ đó, các ngân hàng trong nước tự hoàn thiện mình trong công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao "hàm lượng" dịch vụ trong mỗi sản phẩm tài chính đưa ra công chúng.

Cho phép nâng tỉ lệ cổ phần nắm giữ, tại sao không?

* Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bán 10% cổ phần cho Ngân hàng Anh Standard Chartered.

* Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) bán cổ phần cho Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC)

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, con số bình quân lãi ròng trên vốn tự có đạt trên 30% của nhiều ngân hàng TMCP trong nước đang là một con số rất hấp dẫn  đối với giới đầu tư tài chính quốc tế.

Mặt khác, với kinh nghiệm hoạch định chiến lược, các nhà đầu tư này cũng hiểu rằng khi đầu tư vào một doanh nghiệp trong nước có thương hiệu định hình sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn, rút ngắn giai đoạn đầu tư và thuận lợi hơn trong việc đóng góp vào công tác quản trị nội bộ.

Đây là lý do chính khiến ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài "nhòm ngó" các ngân hàng trong nước, tiến hành thương thảo, tiếp xúc để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn sắp tới, chính sách linh hoạt hoàn chỉnh về quy định nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần sẽ có tác động tích cực đến quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng - vốn dĩ là một trong những lĩnh vực có tỉ suất lợi nhuận rất cao.

Nguồn tin từ NHNN cho biết, NHNN vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định về việc tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam để trình Chính phủ.

Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tối đa đến 20% vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nam đối với đầu tư chiến lược và 10% đối với một tổ chức tín dụng nước ngoài khác, thay vì chỉ ở mức cho phép mua tối đa 10% vốn điều lệ kể cả đối tác chiến lược như quy định hiện nay.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, NHNN nên để người mua (ngân hàng nước ngoài) và người bán (ngân hàng trong nước) tự thỏa thuận với nhau mức tỉ lệ mà họ mong muốn và NHNN nên cho phép ngân hàng trong nước được quyền tự quyết định có thể chỉ bán cổ phần cho một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều ngân hàng thương mại cũng cho rằng, NHNN không nên quá cứng nhắc trong việc lên danh sách chỉ có 500 ngân hàng hàng đầu thế giới mới đủ điều kiện mua cổ phần của các ngân hàng VN.

Theo Song Minh
TTXVN

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.