Bị đòi cổ tức tiền mặt: VietinBank đề xuất hạ tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống 50%

TP - Trước việc bị Bộ Tài chính “đòi” cổ tức tiền mặt, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết 5 năm qua nhà băng này luôn là doanh nghiệp đi đầu trong chủ trương nộp lợi nhuận cho ngân sách với số tiền lên đến 10 ngàn tỷ. Còn lần này là bất khả kháng không còn lựa chọn!

Theo VietinBank, tỷ lệ an toàn vốn là một trong những chỉ số hết sức quan trọng khi đánh giá năng lực tài chính của một TCTD. Thực tế tỷ lệ CAR của các NHTM Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore… Chính vì vậy các cổ đông chiến lược cũng yêu cầu VietinBank phải giữ lại lợi nhuận để tăng vốn.

VietinBank nhấn mạnh: ngân hàng cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt; trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, VietinBank đã nộp về ngân sách khoảng 10 ngàn tỷ đồng, với tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân hàng năm từ 10 - 16% .

Đề xuất giữ lại lợi nhuận chỉ là một trong số những giải pháp trước mắt đối với VietinBank; bên cạnh giữ lại lợi nhuận, VietinBank đang triển khai đồng bộ các biện pháp cần thiết khác để tăng vốn và đa dạng hóa cơ cấu vốn tự có, tạo cơ cấu vốn tự có tối ưu, đáp ứng nhu cầu tăng vốn và các giới hạn phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Về dài hạn, VietinBank đề xuất Chính phủ xem xét hạ tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống mức không thấp hơn 50% và bảo đảm quyền sở hữu chi phối của Nhà nước tại VietinBank, có thể xem xét nới  “room” cho nhà đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện cho VietinBank có thể thu hút thêm các nguồn lực, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, qua đó phát triển hệ thống NHTM, hệ thống tài chính và phát triển hệ thống kinh tế Việt Nam.

VietinBank khẳng định: Để tiếp tục phát huy tốt vai trò chi phối, chủ lực của VietinBank, có tầm cỡ khu vực, hội nhập quốc tế thành công, nhu cầu tăng vốn của VietinBank nhằm nâng cao năng lực tài chính, phát triển kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế là tất yếu.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.