Chặn cửa thương lái Trung Quốc 'gom' tôm

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng.
Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng.
Như thường lệ, một nhóm doanh nhân thuỷ sản ngồi “tám” ở quán cà phê Rita trên đường Nguyễn Văn Cừ. Xen lẫn câu chuyện giá cả, đối tác, là chuyện Trung Quốc mua gom thuỷ sản.

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng.

Hớp một ngụm cà phê, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở Bến Tre, cao giọng nói: “Giá tôm xuất khẩu FOB sang bờ Đông của Mỹ nằm biên độ năm đồng mốt (5,1 USD/kg), còn bờ Tây khoảng năm đồng lẻ năm (5,05 USD/kg). Ngon ăn quá rồi, không phải “gồng” giống năm ngoái nữa”.

Mỗi ký tôm đông lạnh nguyên con, bỏ đầu, kích cỡ 45 – 50 con/kg có giá 5,1 – 5,05 USD giao tại cảng là quá hấp dẫn so với năm ngoái giá chỉ bằng 2/3 mức này. Giá xuất khẩu tăng khiến cộng đồng doanh nhân vỡ oà niềm vui. Người nuôi cũng tăng thêm thu nhập.

Đầu tháng 7, giá hầu hết các loại tôm tăng khoảng 15.000 – 20.000 đồng so với hồi đầu quý 2. Tôm thẻ, tôm sú trong cỡ xuất khẩu phổ thông không dưới 100.000 đồng/kg. Trong đám đông doanh nhân, tiếng ai đó nêu lên nhận định: “Tôm tăng là do nhu cầu tiêu thụ tăng trong mùa World Cup đang diễn ra tại Brazil, điều này khiến thị trường Mỹ, EU và nhiều khu vực khác trên thế giới tăng thu mua tôm, đẩy giá”.

Hiện nhu cầu nhập khẩu tôm cao hơn 15 – 20% khiến các nhà máy “gồng” mình tăng công suất. Điều quan trọng là họ không còn lo cạnh tranh mua gom nguyên liệu với thương nhân Trung Quốc, bởi “giá cao như vầy họ không có cửa giành giật nữa đâu”.

Năm trước, thương nhân Trung Quốc mua giá cao hơn hẳn mặt bằng giá thị trường, cao hơn giá mua của doanh nghiệp Việt Nam và ít so đo đến vấn đề chất lượng. Năm nay doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng mua giá cao hơn, và chất lượng tuy được kiểm soát chặt nhưng nông dân chấp nhận.

Xét ở góc độ nào đó, việc mua giá cao và ít so đo đến vấn đề chất lượng của giới thương nhân Trung Quốc đáp ứng được lòng mong mỏi của nông dân, bởi tâm lý người sản xuất bao giờ cũng muốn bán nhanh sản phẩm của mình với mức giá cao nhất.

Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam thường trả giá tôm ở mức thấp hơn khá xa so với thương nhân Trung Quốc, chưa kể các điều kiện về chất lượng cũng ngặt nghèo hơn, dễ làm người nuôi tôm nản lòng.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam thường không chịu bỏ vốn đầu tư nuôi trồng mà ỷ lại cho người dân tự nuôi, sau đó mới tung tiền mua giá thấp và có tâm lý mua nợ chiếm dụng vốn. Lẽ dĩ nhiên, một khi không đầu tư vùng nguyên liệu, cộng với tâm lý mua thấp, bán thấp nên doanh nhân phải gánh hậu quả mỗi khi có sự cạnh tranh của các đối tác nước ngoài vào mua gom.

Do đó, không chỉ mua giá cao theo thị trường, các nhà máy chế biến tôm muốn giữ được nguyên liệu cho mình, còn phải trực tiếp đầu tư nuôi tôm, hoặc liên kết với người nuôi bao tiêu sản phẩm.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG