Điều hành thị trường: Không thể đi ngược quy luật!

Điều hành thị trường: Không thể đi ngược quy luật!
Giá vàng, dầu thô đang lên đỉnh điểm, lập tức đã tác động đến giá cả trong nước. Nhiều người đã nghĩ đến một mặt bằng giá mới lần hai đang hình thành.
Điều hành thị trường: Không thể đi ngược quy luật! ảnh 1
Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Trao đổi với báo giới chiều qua, 3/5, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho biết:

Theo tôi, với cách điều hành thị trường như hiện nay, không thể nói là đã tạo nên mặt bằng giá mới đối với các loại hàng hoá dịch vụ trong nước.

Bởi nhiều mặt hàng thiết yếu hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu và vẫn chịu chi phối bởi giá thế giới, nhưng tốc độ tăng giá trong nước thường thấp hơn, thậm chí do việc điều tiết kiềm chế tăng giá quá lâu đã làm cho thị trường trong nước không phản ánh đúng quy luật giá.

Trên thực tế, nếu chúng ta muốn kiềm chế giá trong ngắn hạn thì sẽ phải trả giá trong dài hạn và ngược lại, ít nhất nếu chúng ta quyết định nới biên độ giá theo đúng quy luật thị trường thì chúng ta sẽ tránh được những điều chỉnh bất quy luật về sau.

Tôi lấy ví dụ, nếu như năm ngoái giá xăng dầu thế giới tăng, ta đồng loạt nới rộng biên độ giá các mặt hàng như giá điện, than, giá một số mặt hàng khác tăng để có mặt bằng giá mới thì sẽ tránh được những khủng hoảng tăng do giá một số mặt hàng tăng nhưng các mặt hàng khác không tăng tương ứng, gây nên hiệu ứng chênh lệch giá.

Sau hết là giá lương, hiện nay ta toàn tăng giá lương chạy theo giá tăng, vì vậy đối tượng chịu ảnh hưởng trước hết là những người có thu nhập từ lương và người lao động luôn là người được tính sau cùng, do đó sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu là tăng lương để cải thiện tốc độ tăng giá.

Nhưng rõ ràng việc kiềm chế tăng giá sẽ khiến cho chỉ số giá tiêu dùng không ở mức quá cao dẫn đến lạm phát và từ đó, chúng ta đạt được mục tiêu tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế nhờ các mặt hàng được duy trì ở mức thấp hơn tốc độ tăng giá chung?

Như thế là đi ngược quy luật, tôi cho rằng, các bộ ngành hiện tham mưu cho Chính phủ nhưng chưa có bộ, ngành nào đưa ra được những tính toán cụ thể và rõ ràng về tác động của các yếu tố tăng giá đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của nó ra sao.

Chính vì chúng ta chủ trương kiềm chế tốc độ tăng giá, nên mới dẫn đến tình trạng giá xăng dầu thế giới tăng, nhưng giá trong nước là giá được Nhà nước trợ giá dẫn đến việc chảy máu xăng dầu qua biên giới khó có thể kiểm soát. Tương tự, giá than thế giới tăng nhưng giá than trong nước không tăng tương ứng, dẫn đến việc than xuất khẩu một giá, than bán trong nước lại giá khác, đã có doanh nghiệp tính chuyện buôn lậu than.

Giải pháp cho tất cả những vấn đề trên chỉ là nới rộng biên độ giá, và các loại giá đều phải tăng phù hợp với tốc độ tăng giá thế giới, vì ta không thể đi ngược lại quy luật, không thể một mình một chợ.

Nếu tác động của giá thế giới vào giá trong nước như vậy thì nhiều mặt hàng sẽ hùa theo giá tăng, còn đâu là vai trò điều tiết của Nhà nước?

Nếu Nhà nước bao cấp bằng cách không cho giá tăng mới là kiềm hãm sản xuất, kìm hãm sức cạnh tranh. Bởi theo quy luật, một khi mặt bằng giá mới được thiết lập thì đương nhiên doanh nghiệp phải tìm cách tiết giảm chi phí, giảm giá thành, tự thân phải tăng sức cạnh tranh chứ không thể trông chờ vào sự trợ giá của Nhà nước, bởi sẽ đến lúc, bản thân Nhà nước cũng không thể bao cấp mãi.

Vừa qua nổi lên việc giá vàng tăng đột biến do tác động giá thế giới, nhưng chúng ta không tính giá vàng vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI), liệu có làm ảnh hưởng đến việc xác định chỉ số giá tiêu dùng này không?

Theo tôi, giá vàng không gây ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng nói chung. Thời gian qua, do giá vàng được sử dụng để tính giá mua nhà trả góp nên ảnh hưởng đến các hộ dân mua nhà nhưng số này không nhiều, còn việc sử dụng vàng trong giao dịch bất động sản rất trầm lắng do thị trường bất động sản đang đóng băng.

Vì vậy, giá vàng thực chất vẫn không nhất thiết phải đưa vào danh mục tính chỉ số giá tiêu dùng.

Ông có thể dự báo thời gian tới, diễn biến giá cả tiêu dùng trong nước sẽ theo chiều hướng nào, và liệu chỉ số giá có tăng vượt mức tăng GDP (8%) của năm nay không?

Tôi cho rằng, rất khó để có thể dự báo chính xác diễn biến giá cả tiêu dùng thời gian tới, chỉ biết rằng sẽ có nhiều động thái tăng hơn là chững lại.

Tuy nhiên, việc điều tiết của Nhà nước đã đến biên độ giới hạn, vì vậy nếu không thả lỏng giá cả, tốc độ tăng giá dưới mức tăng GDP sẽ rất khó đạt trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Theo Lao động

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.