Doanh nghiệp điện lực ngành dầu khí tham gia câu lạc bộ “tỷ đô”

Doanh nghiệp điện lực ngành dầu khí tham gia câu lạc bộ “tỷ đô”
Với việc thực hiện thành công một loạt các dự án cung cấp điện cho hệ thống điện lưới quốc gia, PV Power đã hoàn thành xuất sắc ba mục tiêu: đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế, cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh năng lượng Việt Nam…

Câu lạc bộ tỷ đô trên thị trường điện

Kể từ khi thành lập theo định hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ năm 2007, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp điện năng đứng thứ 2 tại Việt Nam, sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). 
Sau 10 năm hoạt động, PV Power cũng đạt những chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất, kinh doanh. Với vốn điều lệ ban đầu chỉ 7.600 tỷ đồng, PV Power hiện đang là một trong những doanh nghiệp có vốn hoá “khủng” trên thị trường khi đạt con số gần 21.800 tỷ đồng với 110 đơn vị thành viên và 11 công ty liên kết.

Doanh thu và lợi nhuận của PV Power cũng tăng trưởng nhanh chóng, thậm chí đà tăng càng mạnh hơn trong giai đoạn về sau. 

Nếu như giai đoạn 2007-2012, doanh thu của Tổng công ty đạt 69.533 tỷ đồng thì tới giai đoạn 2013-31/3/2017, con số này đã tăng gần 60% lên 109.008 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt trên 5% một năm. Trong khi đó, các nhà máy điện thuộc PV Power đều có lợi nhuận tăng đều qua các năm. Tính riêng từ năm 2013 đến hết quý I/2017, tổng lợi nhuận của PV Power đạt 8.694 937tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với tổng lợi nhuận thu về trong 5 năm đầu tiên.

Với chỉ 1 nhà máy điện Cà Mau 1 đi vào hoạt động từ năm 2007, hiện PV Power đã nắm trong tay một loạt các nhà máy điện quy mô lớn như: Nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, Nhà máy Thủy điện Hủa Na, Nhà máy Thủy điện Đakđrinh, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1…  với tổng công suất nguồn đang duy trì ổn định ở mức 4.208,2MW. Tăng trưởng điện năng trong suốt những năm qua liên tục duy trì ở mức 9-10%.

Chuẩn bị đến câu lạc bộ tỷ đô trên sàn chứng khoán

Tại Hội nghị Tổng kết hoạt động 2016 tổ chức hồi đầu tháng 2/2017, triển khai kế hoạch năm 2017 của PVN, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) Hồ Công Kỳ cho biết một trong các nhiệm vụ của PV Power trong năm nay là cổ phần hóa và tiến tới niêm yết cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán. Theo kế hoạch cổ phần hoá, PV Power sẽ bán ra 459% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, người lao động và  đồng thời qua việc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) từ 3 - 4% cổ phần. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể lên tới 60% vốn, phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ. Thời điểm IPO và chào bán cho cổ đông chiến lược hoàn thành trong năm 2017.
Doanh nghiệp điện lực ngành dầu khí tham gia câu lạc bộ “tỷ đô” ảnh 1
Hiện, Tổng công ty đã chủ động tiếp xúc với các nhà đầu tư chiến lược quan tâm như quỹ Vinacapital, BNP Paribas, Standard Chartered, Deloitte, Indochina Capital, Dragon Capital.. Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin, Chính phủ đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho PV Power và theo đó, sẽ giảm sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp này xuống dưới 50%.Việc bán cổ phần tại PV Power cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm nỗ lực mở cửa nền kinh tế và có thể giúp Nhà nước thu về 700 triệu USD.  PV Power không công bố mức vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hóa, tuy nhiên đến cuối năm 2015, PV Power có vốn điều lệ là 21,8 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ gần 1 tỷ USD, tăng 66,1% từ năm 2014. Với giá trị vốn hoá lớn như hiện tại, doanh nghiệp này sẽ trở thành một mã chứng khoán lớn, sớm muộn sẽ gia nhập vào “câu lạc bộ những doanh nghiệp tỷ đô trên sàn”. Đánh giá về 10 năm của PV Power, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, đơn vị đã thực hiện thành công một loạt các dự án cung cấp điện cho hệ thống điện lưới quốc gia. PV Power đã hoàn thành xuất sắc ba mục tiêu: đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế, cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh ăng lượng Việt Nam; Đảm bảo duy trì nguồn điện, sản xuất liên tục không bị sự cố, không bị gián đoạn và họ thực sự hoạt động có hiệu quả, sinh lợi. Theo GS, TSKH Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam: “Nếu như trước kia những nhà máy lớn và trung bình đều thuộc EVN thì hiện đã xuất hiện nhiều chủ sở hữu khác ngoài EVN, đặc biệt là PV Power khiến cạnh tranh trong khâu phát điện mở rộng và mang lại lợi ích các bên. PV Power hiện có công suất đáng kể trong hệ thống điện, những nhà máy của công ty này đã đóng góp lớn trong việc đảm bảo nhu cầu điện năng trên toàn quốc”.
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.