Dự án SX ô tô tải lớn nhất VN: Có nguy cơ lãng phí hàng trăm tỷ

Dự án SX ô tô tải lớn nhất VN: Có nguy cơ lãng phí hàng trăm tỷ
Chỉ tính việc mua nhà xưởng tại Hàn Quốc mang về Việt Nam đã đắt gần 100 tỷ đồng. Các gói thầu tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt ... trị giá gần 15 triệu đô la không được đấu thầu..
Dự án SX ô tô tải lớn nhất VN: Có nguy cơ lãng phí hàng trăm tỷ ảnh 1
Dây chuyền sản xuất ô tô của Sam Sung đã nhiều năm nay không hoạt động

Thật là ly kỳ vì cả 3 bản dự án sau mỗi lần “điều chỉnh” đều cho ra  kết quả cực kỳ khả quan.

Dự án PA1: Hệ số hoàn vốn nội tại IRR đạt 18,6% và chỉ cần sau 5 năm đã thu hồi vốn.

Dự án PA2 cho kết quả là hệ số IRR đạt tới 24% và sau 7 năm cũng đã thu hồi vốn!

Dự án PA3 tuy cho ra kết quả không “mỹ mãn” nhưng vẫn là những con số mà các nhà đầu tư phải thèm: Hệ số IRR đạt 18,1% và sau 10 năm sẽ thu hồi vốn!

Tuy nhiên, khi xem lại các số liệu đầu vào của cả 3 bản dự án,  “dụng ý” của các tác giả sau mỗi lần điều chỉnh dự án đã lộ rõ. Với ý cố tình chứng minh hiệu quả kinh tế cao của dự án nên giá cả đầu ra của sản phẩm đã được điều chỉnh không có căn cứ.

Ví như, cùng một sản phẩm xe tải 1 tấn, trong PA1 giá bán là 86.515.000 đ, PA2 giá bán lại là 178.972.000 đ, nhưng đến PA3 thì đã đẩy giá bán lên tới 220.000.000 đ. Như vậy có thể hiểu là do đưa số liệu giá bán sản phẩm cao lên như thế và với giả thiết làm ra đến đâu, tiêu thụ ngay đến đó (chỉ tồn kho 10 ngày) thì đương nhiên kết quả sẽ là có hiệu quả kinh tế rất cao. Trong kinh doanh điều này phải chăng là không tưởng?

Thêm nữa, bất cứ một nhà sản xuất nào, khi đầu tư sản xuất một sản phẩm mới cũng không thể “làm ngơ” trước các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện xe tải nhẹ 1,25 tấn (FAW – Trung Quốc) giá bán là 132.000.000 đ, xe tải nhẹ 1,25 tấn (JAC - TQ) giá bán là 150.000.000 đ, xe tải nhẹ 1 tấn Hijet Jumbo (DAIHATSU - Nhật) giá bán là 154.000.000đ, xe tải nhẹ 1,25 tấn (KIA - HQ) giá bán 185.000.000 đ, xe tải nhẹ 1,25 tấn Porter (HYUNDAI - HQ) giá bán là 189.000.000đ…

Vậy mà xe tải nhẹ của VEAM tự thiết kế và sản xuất, chưa khẳng định được thương hiệu nhưng lại có thể bán được với số lượng lớn và giá cao đến như vậy? Phải chăng VEAM sản xuất để xuất khẩu? Rất khó vì giá bán xe của Việt Nam rất cao so với thế giới. Hiệu quả kinh tế trong dự án của VEAM liệu có đáng tin cậy?

Hàng  trăm tỷ đồng có bị thất thoát, lãng phí?

Dự án SX ô tô tải lớn nhất VN: Có nguy cơ lãng phí hàng trăm tỷ ảnh 2
Nhà máy sản xuất ô tô tải ở Thanh Hóa dù đã chi hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn chỉ là bãi đất hoang trống

Không chỉ gần 13 tỷ đồng của Nhà nước đã được ông Tổng GĐ mạnh tay chi, mà việc VEAM tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng và thiết bị của nhà máy ô tô SAMSUNG cũ đưa về Thanh Hoá lắp đặt cũng làm cho giá thành nhà máy sau khi xây dựng xong tại Thanh Hoá trở nên quá đắt.

Ví dụ: Toàn bộ phần nhà xưởng sau khi tháo dỡ, vận chuyển về đến cảng Hải Phòng thì đã có đơn giá trung bình là 2,57 triệu đồng/m2 (trong đó đơn giá tháo dỡ, vận chuyển đến cảng Hải Phòng và giám sát lắp đặt đã là 1,84 triệu đồng/m2). Sau đó sẽ còn phải chi phí thêm rất nhiều khoản nữa như vận chuyển từ cảng về Thanh Hoá, chi phí làm móng và nền nhà, chi phí lắp dựng nhà… với ước tính chi phí khoảng 0,8-1,0 triệu đồng/m2 nữa.

Như vậy nếu đưa được toàn bộ nhà xưởng này về lắp đặt hoàn chỉnh thì đơn giá sẽ trên 3 triệu đồng/m2. Trong khi đó đơn giá nhà xưởng hoàn toàn mới có yêu cầu kỹ thuật tương đương mà các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện trung bình chỉ là 1,4-1,6 triệu đồng/m2. Như vậy tính sơ sơ thì riêng hạng mục nhà xưởng (khoảng 70.000 m2) VEAM đã “mua đắt” khoảng 100 tỷ đồng. Vậy vì lý do gì VEAM vẫn quyết mua?

“Rẻ nên mua! Tốt và rất hiện đại nên mua!”. Đây là lập luận của lãnh đạo VEAM khi tiếp xúc với chúng tôi. Đúng là rẻ: so với đầu tư ban đầu thì giá mua lại chỉ bằng khoảng 10% giá lắp mới. Hiện đại! Cũng không sai vì nhà máy SAMSUNG được đầu tư rất đồng bộ. Nhưng có điều, các thiết bị, nhà xưởng được lắp đặt cách đây đã 10 năm, và dừng hoạt  động cách đây đã 5 năm cho nên để vận hành được khối thiết bị hoạt động trở lại, chắc hẳn  không đơn giản.

Hơn nữa, nhiều hạng mục nhà máy, cho dù được mua với giá rất rẻ nhưng không thể mang về Việt Nam được như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống sơn tĩnh điện… Điều đặc biệt là để nhà máy SAMSUNG hoạt động được tại Hàn Quốc đã có hàng trăm nhà máy vệ tinh cung cấp linh kiện. Khi nhà máy SAMSUNG đóng cửa, các nhà máy này cũng đóng cửa. Nên nếu chỉ “rinh” nhà máy SAMSUNG về Việt Nam thôi e rằng khó có thể sản xuất được sản phẩm vì thiếu các nhà cung cấp  linh kiện chuyên nghiệp.

Ngoài ra cũng phải kể đến việc nhà cung cấp động cơ- Hãng NISSAN - Nhật đã ngừng cung cấp động cơ cho SAMSUNG từ lâu. Không biết, VEAM sẽ xoay xở thế nào với chuyện này? Cuối cùng xin nói thêm rằng, việc tháo dỡ vận chuyển nhà máy ô tô SAMSUNG   phía  Hàn Quốc yêu cầu phải thực hiện xong trong tháng 1/2005.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức đấu thầu (theo hình thức tổng thầu trọn gói: tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử tại Việt Nam) không hiểu vì lý do gì lại chỉ có một nhà thầu Hàn Quốc tham gia với giá 70,1 triệu đô la (?) cao gấp 6 lần số tiền mua nhà máy. VEAM tất nhiên từ chối. Ngay sau đó cuối tháng 11/2004,  VEAM xin Bộ CN cho phép thay đổi gói tổng thầu thành các gói thầu nhỏ đồng thời xin được chỉ định thầu. 

Kết quả là những gói thầu nhỏ này (gần 15 triệu đô la) nhanh chóng được VEAM chỉ định thầu. Không biết  việc chỉ định này VEAM có được các cơ quan chức năng chấp thuận?  Một dự án nhà máy sản xuất ô tô tải cũ nhưng phải chi đến 600 tỷ đồng là rẻ hay đắt? Và điều đáng quan tâm là chưa ai dám khẳng định hiệu quả sẽ đến đâu. Ai dám chắc dự án có mang lại hiệu quả hay không khi mà các điều kiện cần thiết chưa đảm bảo.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.