ENVFinance: Khẳng định vị thế tổ chức tín dụng

EVNFinance nhận ủy quyền quản lý khoản vay trị giá 35 triệu EUR nguồn KfW từ Bộ Tài chính cho Dự án Phong điện Phú Lạc
EVNFinance nhận ủy quyền quản lý khoản vay trị giá 35 triệu EUR nguồn KfW từ Bộ Tài chính cho Dự án Phong điện Phú Lạc
Nhờ sự đồng hành cùng cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, những bước đi đầu đời của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lưc - EVNFinance đã ghi nhận quá trình trưởng thành mạnh mẽ, với những thành công thành công lan tỏa trên thị trường…

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) chính thức thành lập và hoạt động từ ngày 01/09/2008 theo mô hình tổ chức tín dụng cổ phần trong đó Tập đoàn Điện lực (EVN) góp 40% vốn.

Sau gần 9 năm phát triển, EVNFinance có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng và là công ty có quy mô vốn lớn nhất trong số các công ty tài chính đang hoạt động.

Cho đến nay, cơ cấu vốn sở hữu của EVNFinance có điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của EVN chỉ còn 15%, ngoài ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) sở hữu 8,4% vốn điều lệ; Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) sở hữu 1,8% vốn điều lệ và các cổ đông khác sở hữu 74.8% vốn điều lệ.

EVNFinance có nhiệm vụ chính là đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên. Với vai trò là một tổ chức tín dụng, EVNFinance ưu tiên cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong ngành điện và các đối tác ngành điện, cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp triển khai các dự án điện trọng điểm, xây dựng nhà máy điện…

Bên cạnh đó, EVNFinance cũng có tập trung đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đơn vị trong ngành điện.

ENVFinance: Khẳng định vị thế tổ chức tín dụng ảnh 1

EVNFinance thu xếp vốn và tư vấn cơ chế phát triển sạch (CDM) trị giá 64,2 triệu USD cho Dự án Thủy điện Srepok 4

Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty, tính đến hết năm 2016, EVNFinance đã được giao kiểm soát chi, quản lý uỷ thác cho vay các dự án của Bộ Tài chính và EVN với tổng giá trị cam kết tài trợ hơn 5 tỷ USD (tương đương 110.000 tỷ đồng).

Công ty còn là một cầu nối dẫn dòng vốn cho các dự án điện trọng điểm như Dự án thuỷ điện Lai Châu (6.000 tỷ đồng), dự án lưới điện truyền tải của TCT truyền tải điện quốc gia (445 triệu USD), dự án thuỷ điện Spreckpok 4a (64,2 triệu USD),…

Dự án Thủy điện Lai Châu với tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng là công trình xây dựng cấp đặc biệt và là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, gắn liền với thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình. Nhiệm vụ chính của Dự án là cung cấp điện lên hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Công trình được hoàn thành sớm 01 năm so với Nghị quyết của Quốc hội nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Nhà nước, sự phối hợp tổ chức đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương, giải quyết vốn trong thời gian đầu và giải phóng mặt bằng để thi công công trình.

Nhận định tình hình kinh tế ổn định trong thời gian tới, cùng với cam kết của Chính phủ về một Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động quyết liệt bên cạnh những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay, lãnh đạo EVNFinance xác định mục tiêu trở thành một định chế tài chính hiện đại theo hướng hội nhập về quy mô, chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng bền vững; mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và các cổ đông.

EVNFinance tiếp tục xác định khách hàng mục tiêu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ thông qua phát triển các sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại, trở thành một “mắt xích” quan trọng giúp guồng máy dẫn vốn hỗ trợ cho thị trường Điện tại Việt Nam hiện nay.

Với những đóng góp đặc biệt trong suốt chiều dài hoạt động, năm 2017, EVNFinance vinh dự được trao tặng Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước. 

MỚI - NÓNG