Hà Nội: Năm 2009 sẽ bán 588 biệt thự

Hà Nội: Năm 2009 sẽ bán 588 biệt thự
Chiều nay 10/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã nhất trí với đề xuất của UBND thành phố trong năm 2009 sẽ bán 588 biệt thự theo Nghị định 61/CP, trong đó có 52 biệt thự chưa bán và 536 biệt thự đã bán một phần.
Hà Nội: Năm 2009 sẽ bán 588 biệt thự ảnh 1

Hiện nay TP Hà Nội quản lý 970 biệt thự, trong đó có 163 biệt thự đã được bán trọn biển.

Đây là lần thứ 3 UBND thành phố Hà Nội trình HĐND đề án về quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên Đề án lần này đã được xây dựng công phu, số liệu tổng hợp đầy đủ, chi tiết. Đồng thời cũng xác định rõ cấp độ, nguyên tắc bảo tồn kiến trúc, nguyên tắc và nội dung quản lý; đề xuất danh mục các biệt thự không bán, các biệt thự tiếp tục bán và các biệt thự cần được bảo tồn về kiến trúc; giá bán; phương thức bán và đối tượng được mua.

Trên cơ sở tờ trình của UBND Thành phố về Đề án quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn Thành phố Hà Nội, HĐND Thành phố đã cơ bản nhất trí với các nội dung của tờ trình.

Tuy nhiên, các đại biểu HĐND đã đề nghị để lại 46 biệt thự Thành phố đang quản lý cho doanh nghiệp thuê. Đại biểu Lê Quang Nhuệ, Phó Chủ tịch HĐND cho rằng “vào thời điểm hiện nay không nên bán 46 biệt thự này mà Thành phố phải cho thuê lại theo giá thị trường”.

Theo ông Nhuệ, hiện nay những biệt thự này đang cho các doanh nghiệp thuê với giá rất rẻ so với giá thị trường. Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Bùi Thị An, quận Hai Bà Trưng cũng đề nghị giữ lại 46 biệt thự này cho Thành phố “vì đây là những giá trị văn hóa của Hà Nội”.

HĐND Thành phố cũng nhất trí các tiêu chí xác định biệt thự không được bán, gồm: Biệt thự khu trung tâm chính trị Ba Đình (giới hạn phía Nam đường Hoàng Hoa Thám, phố Phan Đình Phùng, phía Tây đường Hoàng Diệu, phía Bắc phố Trần Phú, đường Hùng Vương, đường Lê Hồng Phong, phía Bắc phố Đội Cấn, phía Đông phố Ngọc Hà và đường dốc Ngọc Hà theo thống nhất giữa UBND Thành phố và Bộ Xây dựng về Danh mục Biệt thự không tư nhân hóa).

Ngoài ra, Thành phố Hà Nội cũng không bán biệt thự đang là nhà công vụ; biệt thự cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuê làm trụ sở; biệt thự có đan xen sử dụng giữa trụ sở cơ quan với các hộ dân; biệt thự đã có quyết định của cấp có thẩm quyền thu hồi để lập dự án; biệt thự chưa bán có diện tích hơn 500m2; biệt thự chưa bán có số hộ thuê trọn biển ít hơn 3 hộ và diện tích khuôn viên thuộc sở hữu Nhà nước bình quân cho mỗi hộ vượt hạn mức đất ở tại khu vực; biệt thự có giá trị về kiến trúc.

Theo các tiêu chí trên, Hà Nội sẽ có 173 biệt thự không được phép bán, trong đó có 42 biệt thự không bán (theo Quyết định số 459), 123 biệt thự Thành phố quản lý đang làm trụ sở cơ quan, 4 biệt thự có giá trị kiến trúc và 4 biệt thự có diện tích lớn hơn 500 m2.

Được biết, hiện nay Thành phố quản lý 970 biệt thự, trong đó có 163 biệt thự đã được bán trọn biển.

Theo Thanh Bình
TTXVN

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.