Hôm nay chốt mức tăng lương tối thiểu năm 2018?

Nếu thương lượng thành công, hôm nay sẽ chốt phương án tăng lương tói thiểu vùng 2018. Ảnh minh hoạ internet
Nếu thương lượng thành công, hôm nay sẽ chốt phương án tăng lương tói thiểu vùng 2018. Ảnh minh hoạ internet
TPO - Sáng 28/7, phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 diễn ra tại Hà Nội. Nếu thương lượng được phương án phù hợp, hôm nay sẽ chốt phương án tăng lương tối thiểu năm 2018.

Trao đổi với phóng viên trước khi cuộc họp diễn ra, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mức đề xuất sẽ không cao hơn 5 %.

Theo ông Phòng, quan điểm của VCCI xác định trên cơ sở đánh giá của hơn 30 hiệp hội đại diện cho giới sử dụng lao động. Việc tăng lương tối thiểu sẽ khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp (DN) tăng lên.

“Chúng tôi kỳ vọng Hội đồng sẽ có mức đề xuất phù hợp, đảm bảo sức chi trả của doanh nghiệp, qua đó tạo nguồn việc làm bền vững. Chúng tôi giữ kín mức đề xuất trước cuộc họp nhưng có thể không cao như thông tin báo chí đưa ra trước đây”, ông Phòng nói.

Trước đó, VCCI đưa ra 2 đề xuất, không tăng lương tối thiểu hoặc nếu tăng sẽ dưới mức 5%.

Trái ngược, đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) vẫn bảo vệ đề xuất tăng lương tối thiểu 13,3%. Theo lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, tình hình kinh tế - xã hội của 6 tháng đầu năm đều tốt hơn năm 2016. Vì vậy nếu không tăng lương tối thiểu, công đoàn sẽ không chấp nhận.

“Nếu đề xuất về mức tăng của Tổng LĐLĐ VN không được chấp nhận, chúng tôi sẽ sử dụng quyền dừng tham gia phiên họp này để chờ phiên tới đây” – ông Mai Đức Chính khẳng định.

Theo ông Chính, nếu lộ trình lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu vào năm 2018, thì mức tăng phải là 13,3%. Nếu kéo dài hơn thì xuống thấp hơn là 10%.

Với quy chế Hội đồng tiền lương Quốc gia, mỗi bên đều có quyền dừng cuộc họp 1 lần. Nếu sau đó chưa tìm được điểm chung, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ có quyền tự đề xuất mức tăng lương tới Chính phủ.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết, việc chênh nhau lớn trong đề xuất tăng lương của đại diện người lao động và doanh nghiệp là bình thường. Bởi Chính vì sự khác biệt đó, các phương án đưa ra chênh nhau là bình thường và việc thương lượng để tìm đến điểm cân bằng. Tất nhiên, Luật Lao động khẳng định lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu.

Về phía người lao động luôn mong muốn cải thiện lợi ích tiền lương cao nhất. Việc này có thoả mãn hay không còn dựa vào năng lực chi trả của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mong muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tích luỹ phục vụ sản xuất, tạo giá trị thặng dư.

Nếu các bên cần có thêm thời gian để cân bằng đề xuất thì có thể có thể 1 phiên nữa .

Nhà nước mong muốn thị trường lao động vận hành lành mạnh, người lao động có thu nhập và doanh nghiệp phát triển. Đây là mục đích tối thượng.

“Trong quy chế của Hội đồng không có chuyện các thành viên không bỏ phiếu. Các thành viên vẫn tham gia bỏ phiếu dù là phiếu trắng. Mỗi thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia phải chịu trách nhiệm với tập thể mà mình đại diện”, ông Diệp nói.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.