Hơn 19 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 6 tháng

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều vốn FDI nhất. Ảnh minh hoạ internet
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều vốn FDI nhất. Ảnh minh hoạ internet
TPO - Ngày 28/6, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ 2016.

Theo đó, cả nước có gần 1.200 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và 549 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,14 tỷ USD. Ngoài ra còn có 2.501 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 2,24 tỷ USD.

Trong 18 ngành, lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 9,48 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư 5,25 tỷ USD; đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD.

Điều đặc biệt trong thu hút FDI 6 tháng đầu năm, Nhật Bản đã vượt qua Hàn Quốc, vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư với 5,08 tỷ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc (vốn đăng ký 4,95 tỷ USD); Singapore với 3,48 tỷ USD vốn đăng ký.

Hai dự án tỷ USD chủ yếu trong ngành năng lượng, tiêu biểu như Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn gần 2,8 tỷ USD.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của khu vực FDI đạt gần 61 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm 60,3% kim ngạch xuất khẩu, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, xuất siêu của khu vực này đạt 8,66 tỷ USD.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.