Khi doanh nghiệp chung tay chống hàng giả

Ông Lê Phước Vũ khẳng định, hàng giả, hàng nhái đang thực sự là vấn nạn, nguy cơ với doanh nghiệp và nền kinh tế
Ông Lê Phước Vũ khẳng định, hàng giả, hàng nhái đang thực sự là vấn nạn, nguy cơ với doanh nghiệp và nền kinh tế
TP - Mong các doanh nghiệp từ bỏ việc làm ăn gian dối , tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái để bảo vệ thị trường trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước làm hết trách nhiệm, không để các vụ việc làm hàng giả, hàng nhái “chìm xuồng”… là kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Vấn nạn gian lận thương mại ngành Tôn thép Việt Nam: Nhận diện và Quản lí” do Hiệp Hội Thép Việt Nam phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây.

Làm ăn chân chính để bảo vệ thị trường

Được mời phát biểu đầu tiên tại hội thảo, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tôn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ khẳng định, hàng giả, hàng nhái đang thực sự là vấn nạn, nguy cơ với doanh nghiệp và nền kinh tế. Tình trạng làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay với nhiều hình thức.

 Điển hình nhất, theo ông Vũ, là việc các doanh nghiệp in chữ MSC trên tôn (ký hiệu tắt của từ mã số cuộn) để “đánh dấu” tôn giả, tôn đôn dem (tăng độ dày) khi đưa ra thị trường. Đây cũng là cách đánh lừa người tiêu dùng và tránh sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước. 
  

Có không ít doanh nghiệp sản xuất thông đồng với nhà phân phối để bán hàng kém chất lượng, móc túi người tiêu dùng. Đây là cuộc chiến mà các doanh nghiệp chân chính như chúng tôi phải đối mặt trong nhiều năm qua”, ông Vũ khẳng định. 

Hiện ở 64 tỉnh, thành phố, ở đâu chúng tôi cũng có chi nhánh. Nếu khách hàng nào mua tôn mà có nghi ngờ, có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn miễn phí 18001515, chúng tôi sẽ có nhân viên hỗ trợ phân biệt tôn thật - tôn giả đồng thời tư vấn thêm thông tin và hướng dẫn chọn lựa cho khách hàng.

Ông Lê Phước Vũ
Đại diện tập đoàn Tôn Hoa Sen cho rằng, các doanh nghiệp khó giữ mình trong bối cảnh hiện nay do lợi nhuận từ làm hàng giả, hàng nhái quá lớn trong khi việc sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn. Ông cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp làm ăn chân chính, cùng phát triển để giữ uy tín, bảo vệ thị trường trong nước. 

Để chống hàng giả, theo ông Vũ, khách hàng mua hàng ở bất cứ đâu cũng cần lấy hóa đơn ghi rõ tôn loại nào, độ dày của tôn bao nhiêu, khi đó người làm ăn gian dối sẽ không còn đất sống. Việc lấy hóa đơn VAT ít nhất cũng giúp khoản lợi nhuận chênh lệch từ bán hàng nhái, hàng giả đó được đóng đủ thuế cho nhà nước. “Khi sản xuất tôn, công ty biết nguồn gốc nguyên liệu ở đâu, nhập ngày tháng năm nào, sản xuất trên dây chuyền nào. Tôn của chúng tôi sản xuất 0,4mm thì in trên tôn đúng 0,4mm, xuất hóa đơn cũng ghi rõ như vậy”, ông Vũ khẳng định.

Chung tay chống hàng giả

Ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) thừa nhận, thực tế có tình trạng, vì lợi nhuận nên các doanh nghiệp trong ngành bất chấp pháp luật, bất chấp kỷ cương, nhái nhãn hiệu của nhau, thôn tính và cả tìm cách tiêu diệt nhau. 

Theo ông Tín, quản lý thị trường xác định tôn thép là mặt hàng trọng yếu do sử dụng ở nhiều công trình, thậm chí ở cấp quốc gia, nên cần phải quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, để chống được hàng giả, hàng nhái đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

“Chỉ những doanh nghiệp làm ăn chính đáng mới hiểu rõ sản phẩm của mình đang bị xâm hại ở đâu, ai là người xâm hại cũng như mức độ ảnh hưởng thị phần của doanh nghiệp đến đâu. Mặt hàng tôn thép cồng kềnh, to như thế, tôi dám khẳng định, chỉ ở các nhà máy mới có thể làm ra được. Nếu không có sự chung tay của nhà sản xuất trong khi người tiêu dùng không có thông tin về hàng giả, hàng nhái thì làm sao có thể giúp cơ quan chức năng bảo vệ các nhà sản xuất. Hiệp hội cũng phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành tôn thép”, ông Tín khẳng định. 

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam thừa nhận trên thị trường cứ sản phẩm nào có lợi nhuận cao, bán chạy thì lập tức một thời gian có hàng giả ngay trên thị trường. Tốc độ làm giả ngày càng nhanh hơn, rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Để xử tận gốc vấn đề hàng giả, hàng nhái, cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý đồng thời có sự chung tay bằng hành động và cả ý thức của các doanh nghiệp trong ngành. Đây là biện pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp chân chính trong nước tiếp tục phát triển.

(Để biết thêm thông tin và được hướng dẫn chọn lựa, nhận biết tôn chính hiệu, liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18001515 (từ 08g00 đến 17g00 thứ hai đến thứ bảy hàng tuần)).


MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.