Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo?

Ông Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc
Ông Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc
TPO - Tây Bắc vẫn là “lõi” nghèo của cả nước với tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 4-5 lần cả nước. Làm sao giảm nghèo cho Tây Bắc là câu hỏi được các cấp ngành, địa phương khu vực này trăn trở? Chính điều này đặt ra nhiều vấn đề và trách nhiệm tín dụng cho vùng Tây bắc trong giai đoạn tới.

Sáng 21/9 tại Lào Cai  đã diễn ra Hội nghị tổng kết 5 năm tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc. Dự và chủ trì Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương kiêm Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc đã nhấn mạnh Tây Bắc là còn nghèo trong cả nước, vì vậy một trong những nhiệm vụ trọng điểm là giảm nghèo cho Tây Bắc. 

Theo Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, ngoài sự nỗ lực của từng đơn vị, cấp ngành thời gian tới, cần tăng cường hơn sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong việc tận dụng các chính sách xã hội; đặc biệt tăng nhiệm vụ và  vai trò của Ngân hàng Chính sách.

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? ảnh 1

Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN, Chủ tịch NHCSXH .

Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN, Chủ tịch NHCSXH phát biểu nhấn mạnh: trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Đảng, tỉnh uỷ, chính quyền vùng Tây Bắc đã đạt sự tăng trưởng khá. 

Đồng hành đó có sự đóng góp tích cực của hệ thống ngân hàng, có sự tham gia của NHCS. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Tây Bắc là 12% cao hơn dư nợ bình quân của cả nước cho thấy sự ưu tiên của NHCSXH. 

Kết quả bước đầu của khu vực Tây Bắc cho thấy hiệu quả nâng cao chất lượng đã đạt được những kết quả, Tuy nhiên thời gian tới, cần tăng cường hơn tín dụng chính sách.   

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? ảnh 2Các đại biểu tại hội nghị

Theo đó, Thống đốc xác định thời gian tới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với NHCSXH; hỗ trợ NHCSXH để hỗ trợ huy động có nguồn vốn; Hôm nay NHNH đã mời 4 NHTMNN đã đồng hành với NHCS thời gian qua. Tổng nguồn vốn của NHCS mua trái phiếu, đã đạt hơn 80 ngàn tỷ chiếm 50% tổng dư nợ cho vay; NHNN kiên quyết chỉ đạo 4 NHTMNN phải duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH, NHNN cũng tạo điều kiện cho NHCS phát hành trái phiếu; tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho lĩnh vực công nghiệp nông thôn. Thống đốc cũng đề xuất các địa phương, đơn vị tạo điều kiện cơ chế để tạo nguồn vốn cho NHCSXH thời gian tới đồng thời xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 14-15%/năm; đảm bảo vốn cho khu vực Tây Bắc cao hơn cả nước; người nghèo; hộ cận nghèo đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay…..

Điểm lại đặc thù của vùng kinh tế này trong những năm qua, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cũng cho rằng thời gian qua, tín dụng chính sách đã góp phần nỗ lực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng kết hợp giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho các hộ trong vùng.

Đơn cử Lào Cai là một ví dụ điển hình của sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Văn Vịnh đã điểm lại thành tựu của tỉnh trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của tín dụng chính sách. 

“Toàn tỉnh đang thực hiện 13 chương trình tổng doanh số cho vay hơn 2500 tỷ đồng, bình quân cho vay hơn 500 tỷ đồng/năm, tổng dư nợ hết 2015 là gần 2100 tỷ. Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển kinh tế chăn nuôi, thuỷ sản, nông nghiệp…; cho vay học sinh sinh viên, hỗ trợ  nhà ở, tạo an toàn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị xã hội.”, Bí thư Nguyễn Văn Vịnh nhấn mạnh. 

Ông cũng đề xuất thời gian tới, để thực hiện các mục tiêu lớn về đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh sẽ cần các nguồn vốn lớn và rất mong sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

Báo cáo nhìn lại giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, Tổng giám đốc NHCS Dương Quyết Thắng cho biết: Thông qua 2.528 điểm giao dịch đặt tại các trụ sở UBND cấp xã, NHCSXH đã triển khai gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án nhận ủy thác cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.  

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? ảnh 3

Cụ thể, theo ông Dương Quyết Thắng, từ năm 2011 đến nay, đã có trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ NHCSXH, trong đó, có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào dân tộc được vay vốn; với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng. 

“Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động”, Tổng giám đốc NHCS cho biết.

Cũng tại Hội nghị, phát biểu đại diện cho tỉnh Sơn La có ý tưởng chuyển từ vốn cấp dự án lòng hồ sang cho vay ưu đãi.  Còn đại diện hội phụ nữ tại Lào Cai cũng khẳng định từ khi có  nguồn vốn chính sách này tới, chị em phụ nữ tỉnh đã được tiếp cận rất nhiều (hiện Hội phụ nữ tỉnh đang quản lý 593 tỷ đồng) ngoài ra còn huy động tiết kiệm của chị em để tăng nguồn vốn cho NHCSXH, đẩy mạnh tiết kiệm (25 tỷ đồng)… năng lực chị em, cán bộ hội được nâng lên, gia đình thoát nghèo, phát triển kinh tế. Hàng loạt tấm gương đồng bào dân tộc làm kinh tế tốt, đã chia sẻ kinh nghiệm, và bày tỏ sự biết ơn với đồng vốn tín dụng đã giúp họ và gia đình thực sự xoá nghèo bền vững, đưa đời sống kinh tế gia đình vững chắc đi lên.


MỚI - NÓNG