Lục Nam (Bắc Giang): Xuất ngoại thoát nghèo

Lục Nam (Bắc Giang): Xuất ngoại thoát nghèo
Hiện nay, tất cả 27 xã trong huyện đều đã có người đi lao động xuất khẩu, có hộ 3 – 4 người đang làm việc tại nước ngoài. Đời sống của những hộ này đang khá lên trông thấy

Gia đình của anh Phạm Minh Hảo và chị Phạm Thị Lành ở thôn Tân Tiến (xã Đông Phí) là một ví dụ tiêu biểu.

Anh Hảo đi lao động ở Malaysia từ tháng 2/2002, làm việc trong ngành xây dựng. Trước lúc đi gia đình đã phải vay mượn 24 triệu đồng cho đủ kinh khí xuất ngoại nhưng rất nhanh chóng, với số tiền 3 triệu đồng mỗi tháng anh gửi về đã giúp trang trải nợ nần ngay trong năm đầu tiên. Năm tiếp theo anh gửi 4 triệu, có tháng 5 – 6 triệu đồng. Và bây giờ trong số những vật dụng mới sắm của gia đình đã có thêm chiếc xe máy. Anh đã được phía bạn ký hợp đồng thêm một năm nữa do làm việc tốt.

Theo chị Lành, mức thu nhập này là lý tưởng đối với những gia đình nông dân miền núi quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như vợ chồng chị. Những năm trước, mặc dù đã chăm chỉ nhưng vợ chồng chị cũng chẳng dành dụm được là bao và chuyến xuất khẩu lao động của anh Hảo thực sự là một sự thay đổi lớn.

Theo những gì anh Hảo kể qua thư thì việc đi lao động xuất khẩu cũng chẳng nhàn hạ gì, cần phải có ý thức trách nhiệm cao, sự thích nghi với khí hậu và phong tục tập quán... Tuy nhiên, phần thu nhập cũng xứng đáng với sức lao động bỏ ra.

Gia đình ông Đỗ Văn Trượng và bà Giáp Thị Tư ở thôn Va (làng Va, xã Đông Phú) cũng có con trai là Đỗ Hùng Cường đi lao động ở Malaysia từ năm 2002. Mức lương trung bình của anh Cường cũng đạt 3 – 4 triệu đồng mỗi tháng, có lúc lên đến 7 triệu đồng. Hơn một năm làm nghề mộc, anh Cường cũng gửi được  về nhà 60 triệu đồng.

Anh Hoàng Sỹ Hà - Phó chủ tịch xã Đông Phú - cho biết trong những năm gần đây, sự xuống giá của cây vải thiều đã làm sức ép việc làm ngày càng tăng. Nhều người đã phải đi các tỉnh khác để tìm việc làm. Nhiều người đã xuất ngoại để làm giàu nhưng việc tìm được một đơn vị uy tín và trực tiếplàm công tác tuyển chọn lao động cũng không ít khó khăn.

Không chỉ ở Đông Phú, cả huyện Lục Ngạn đến nay đã chọn xuất khẩu lao động như một hướng đi hiệu quả từ khi có người đi xuất khẩu lao động, kinh tế của các hộ gia đình đã khá lên rõ rệt.

Ông Nguyễn Văn Luyến - Chủ tịch UBND huyện Lục Nam - nhận xét rằng lao động xuất khẩu không chỉ tạo việc làm có thu nhập khá mà còn góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt là mở mang tầm hiểu biết, nâng cao kỹ năng tổ chức sản xuất của những người nông dân.

Con số 1200 người đi xuất khẩu lao động ở Lục Nam trong năm qua chưa phải là nhiều so với lực lượng lao động của địa phương. Huyện chủ trương tạo mọi điều khiện thuận lợi khuyến khích các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động trực tiếp tuyến dụng lao động tại địa phương, để đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG