Ngân hàng chính sách: Cán đích tăng tín dụng 10%

Năm 2016, NHCS đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2016, NHCS đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
TP - Đến hết 31/12/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đạt trên 157 nghìn tỷ đồng với hơn 6.784 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn.

Trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng 10% được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 140.928 tỷ đồng, tăng 12.813 tỷ đồng so với năm 2015, hoàn thành 100% kế hoạch.

Hoàn thành tăng trưởng trong khó khăn

Năm 2016, NHCSXH được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 thêm 2%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 tăng từ 8% lên 10%. Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân theo kế hoạch và thanh toán các khoản nợ đến hạn, bên cạnh các nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, NHCSXH đã tập trung huy động các nguồn vốn, như: nhận tiền gửi 2% từ các TCTD Nhà nước, phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh, huy động vốn trên thị trường của các tổ chức, cá nhân... cùng với nguồn vốn thu nợ cho vay quay vòng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống.

Đến ngày 31/12/2016, tổng nguồn vốn đạt trên 162 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15.900 tỷ đồng so với cuối năm 2015; trong đó tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 5.436 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng so với cuối năm 2015; tiền gửi tiết kiệm của cộng đồng dân cư tại Điểm giao dịch xã đạt 352 tỷ đồng sau 3 tháng triển khai thực hiện; Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 157 nghìn tỷ đồng với hơn 6.784 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt 140.928 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch.

Nguồn vốn vay ưu đãi trong năm 2016 đã giúp trên 2.282 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển SXKD; góp phần giúp hơn 483 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, hỗ trợ tạo việc làm cho trên 164,6 nghìn lao động, trong đó hơn 2,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 22 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập trong năm; xây dựng trên gần 1,4 triệu công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn; xây dựng hơn 18 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, trong đó có trên 5 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt cho hộ nghèo các tỉnh miền Trung...

Giữ vững chất lượng

Nhìn lại năm 2016, chuyển biến rõ rệt nhất của NHCSXH là tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đưa chỉ thị của Đảng đi sâu vào cuộc sống, tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách.

Đó là nguồn vốn tín dụng ưu đãi được quan tâm, tăng cường, tập trung về một đầu mối. Bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã cùng chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, thông qua việc duy trì số dư tiền gửi 2% trên tổng nguồn vốn hoạt động, góp phần tạo lập nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Các tỉnh, thành phố trong cả nước đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc và nguồn vốn từ ngân sách địa phương để ủy thác cho vay sang NHCSXH. Tính riêng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn từ khi có chỉ thị đến nay là 2.875 tỷ đồng (tăng 76% so với thời điểm trước khi có chỉ thị riêng trong năm 2016, tăng 1.750 tỷ đồng (+35,8%) so với năm 2015, đưa tổng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đến nay đạt 6.645 tỷ đồng.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, chỉ thị đã tạo được sự đồng thuận và quan tâm vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với tín dụng chính sách. Đến nay, đã có 11.099/11.159 Chủ tịch UBND cấp xã trên toàn quốc (chiếm tỷ lệ 99,4%) tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, việc này làm cho công tác thực thi, giám sát công tác tín dụng chính sách đạt hiệu quả rõ rệt trong chương trình giảm nghèo, giải quyêt việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị tại địa bàn.

Hiệu ứng các chương trình ưu đãi ngày càng được phát huy, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,75% tổng dư nợ, giảm 0,03% so với năm 2015. 

Nỗ lực cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững

Bước sang năm 2017, NHCSXH tiếp tục bám sát Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao để chủ động khai thác, huy động các nguồn vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Vốn tín dụng chính sách tiếp tục ưu tiên cho các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020... Đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn giải ngân của các chương trình tín dụng chính sách và đảm bảo khả năng thanh toán trong toàn hệ thống, chú trọng công tác huy động vốn tại điểm giao dịch xã.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.