Ngân hàng hậu suy thoái: "Chạy đua" tăng vốn, lên sàn

Ngân hàng hậu suy thoái: "Chạy đua" tăng vốn, lên sàn
TP - Theo lộ trình, bắt buộc các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) phải có kế hoạch tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng hạn chót 31/12/2010.
Ngân hàng hậu suy thoái: "Chạy đua" tăng vốn, lên sàn ảnh 1
Giao dịch ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: Phạm Yên

Tranh thủ thị trường chứng khoán phục hồi, các ngân hàng dồn dập tăng vốn trước thời hạn. Đồng thời, trước sức ép phải lựa chọn lên sàn chính thức hoặc lên sàn UpCom, nhiều ngân hàng cũng ráo riết lập kế hoạch lên sàn.

Tới tấp tăng vốn

Ngân hàng Nhà nước vừa có một loạt chấp thuận tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, nhiều ngân hàng sẽ có vốn điều lệ lớn như: NHTMCP Á Châu (ACB) tăng vốn điều lệ 6.355 tỷ đồng lên hơn 7.800 tỷ đồng; NHTMCP Đông Nam Á (SeABank) tăng vốn điều lệ từ 4.068 tỷ đồng lên 5.068 tỷ đồng trong năm 2009…

Theo giới chuyên gia, trước đây, khi thị trường tài chính phát triển ổn định, các ngân hàng khi muốn tăng vốn thường nhắm đến các tổng Cty, tập đoàn kinh tế nhà nước. Nhưng, hiện do quy định hạn chế các tổng Cty, tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư ngoài ngành, nên việc huy động vốn từ kênh này hầu như khép lại và cánh cửa để huy động vốn cho ngân hàng hiện nay chỉ còn trông chờ vào cổ đông hiện hữu là chính.

Vậy, việc trông chờ vào các cổ đông liệu có khó khi mà nhiều ngân hàng cùng đồng loạt tăng vốn trong khi dòng tiền thị trường có hạn?

Theo lãnh đạo một NHTMCP, đây thực sự là bài toán mà các ngân hàng phải tính.

“Rất nhiều ngân hàng đã chuẩn bị phương án trái phiếu chuyển đổi, hoặc  tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tìm kiếm đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng trông vào phát hành cổ phiếu riêng lẻ, đại chúng.

Hạn chế lớn nhất của khâu phát hành này là cổ tức bị pha loãng, bên cạnh đó, thị trường chứng khoán còn khá bấp bênh khiến nhiều cổ đông chẳng mặn mà. Với các ngân hàng nhỏ, nếu không tìm được đối tác, chắc chắn sẽ chật vật” - Ông này nói.

Nhà đầu tư có hào hứng?

Ngày 19/8, đại hội đồng cổ đông Eximbank thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại HOSE, dự kiến, sẽ chính thức được giao dịch vào cuối tháng 9.

Ngày 20/8, Navibank cũng có thông báo chính thức xin ý kiến cổ đông về việc tăng gấp đôi vốn điều lệ (từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng), hoàn thiện điều lệ ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). 

Trao đổi với Tiền Phong, Tổng Giám đốc Liên Việt Bank, ông Nguyễn Đức Hưởng, cho biết: “Chậm nhất, hết quý I/2010, Liên Việt sẽ hoàn thành thủ tục lên sàn, và sẽ tăng vốn khi trở thành tập đoàn”.

Việc tìm kiếm đối tác chiến lược theo ông Hưởng không quá khó, vì có nhiều đối tác muốn vào nhưng ngân hàng còn đang lựa chọn”.

Trên sàn OTC, Eximbank và ngân hàng MB là những cổ phiếu luôn giao dịch khá mạnh. Bà Cao Thị Thuý Nga, Phó tổng giám đốc NHTMCP Quân đội (MB) thừa nhận với Tiền Phong: “MB đang xúc tiến tìm hiểu thủ tục lên sàn nhưng sẽ không phải là trong năm nay mà phải đầu năm 2010”.

Việc có quá nhiều ngân hàng cùng lúc lên sàn một thời điểm liệu có gây bất lợi? Theo bà Nga, có ba tiêu chí để các nhà đầu tư nhìn vào một ngân hàng. Đó là hình ảnh, kết quả kinh doanh; vấn đề quản trị và khả năng PR.

“Ngân hàng phải chuẩn bị tâm và thế thật sẵn sàng. Với bề dày quản trị tốt, và kết quả kinh doanh thực sự có hiệu quả (năm 2009, MB dự kiến chia cổ tức 18 phần trăm với lợi nhuận 1.000 tỷ đồng), chúng tôi thực sự không e ngại” - Bà Nga khẳng định.

Theo bác Nguyễn Văn Hưng, nhà đầu tư sàn chứng khoán quốc tế (VIS), cổ phiếu ngân hàng lên sàn thường được giới đầu tư đón nhận. Bên cạnh việc lên sàn niêm yết, số còn lại, một số ngân hàng như Vibbank, VPbank, Đai a bank... cũng đang chuẩn bị lên sàn UpCom.   

- NHTMCP Thương Tín (Sacombank) được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 6.700 tỷ đồng, NHTMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) được chấp thuận kế hoạch nâng vốn từ 7.219 tỷ đồng lên hơn 8.800 tỷ đồng...

Ngoài ra, NHTMCP Liên Việt tăng thêm 350 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên 3.650 tỷ đồng.

NHTMCP Đông Á tăng từ 2.880 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng; NHTMCP Phương Nam (SouthernBank) tăng vốn điều lệ đợt I năm 2009 từ trên 2.000 tỷ đồng lên hơn 2.304 tỷ đồng.

- Khi cổ phiếu ngân hàng đổ bộ lên sàn, điều gì sẽ xảy đến? Giám đốc phân tích một CTCK nhận xét: “Trên thị trường chứng khoán, ngoài chuyện làm tăng vốn hoá, cổ phiếu ngân hàng sẽ dẫn dắt thị trường, vì đây là loại cổ phiếu ổn định, ít biến động và rủi ro thấp.

Hiện tại, trên HOSE và HNX đã có năm ngân hàng thực hiện niêm yết cổ phiếu gồm ACB, Sacombank, Vietcombank, Vietinbank và SHB.

Nhiều ý kiến cho rằng, với tình hình kinh tế phục hồi như hiện tại, sang năm, kết quả hoạt động của các ngân hàng vẫn rất khả quan và có ảnh hưởng tốt đến TTCK.

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.