Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn 'đói'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Lãi suất ngân hàng ổn định, thanh khoản dồi dào, tiền gửi tiết kiệm VND đổ vào ngân hàng liên tục tăng. Tuy nhiên trong khi giới nhà băng sốt ruột vì “ứ” tiền không cho vay ra được thì vẫn tồn tại nghịch cảnh nhiều doanh nghiệp (DN) đang “đói lả” vì thiếu vốn.

Cập nhật thị trường tiền tệ hết tháng 8/2016, trái ngược so với các năm trước khi các ngân hàng phải đôn đáo lo thanh khoản, hiện thanh khoản trên toàn hệ thống dồi dào, lãi suất liên ngân hàng xuống thấp kỷ lục, nhiều ngân hàng tiếp tục “dồn tiền” vào trái phiếu Chính phủ (TPCP). “Việc gần đây NHNN liên tục hút ròng trên OMO và phát hành tín phiếu cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã dồi dào và vấn đề thiếu thanh khoản không còn là nỗi lo trong năm”, TS Alan Phạm - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital nhận xét.

Nói về tình trạng ngân hàng thừa vốn mà nhiều DN vẫn “đói” không tiếp cận được vốn vay, vị TS này phân tích: bởi nhiều DN hiện thời vẫn còn nhiều hàng tồn kho, trong lúc lượng nợ và nợ xấu cũng còn lớn thành ra họ chưa mặn mà lắm với việc vay thêm vốn. Mặt khác, dù có muốn vay vốn thêm nữa nhưng nếu các DN không được các ngân hàng đánh giá là “thực sự tốt” thì cũng rất khó tiếp cận vốn vay.

Trò chuyện, một lãnh đạo ngân hàng thừa nhận với phóng viên hiện có rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. “Các chính sách kiểm soát tiền tệ như gửi USD lãi suất 0%/năm,  rồi quản lý thị trường vàng đã phát huy tác dụng hạn chế tâm lý găm giữ đầu cơ khiến các thị trường này từ đầu năm tới nay không có sóng. Nhưng cùng đó, giới đầu cơ và nhiều người dân đã đem hết tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng thay vì dốc vốn vào các thị trường như bất động sản, chứng khoán hay đầu tư cho sản xuất.

“Hầu như tất cả người dân hay doanh nghiệp có tiền đều đem vào gửi ngân hàng (Bia Sài Gòn Sabeco vừa rồi gửi 8.200 tỷ đồng tiết kiệm lấy lãi trong khi các công ty con làm ăn khó khăn - PV). Dù không thể sử dụng hết, ngân hàng vẫn phải huy động vốn vì không được quyền từ chối và phải è lưng ra trả lãi. Chính điều này khiến ngân hàng trở thành nơi cất giữ và “ứ” thừa tiền mặt”, vị lãnh đạo nói.

Một vị nguyên lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp, nhận định, thời tín dụng tăng trưởng vù vù, câu chuỵện thêm 5-10 tỷ của DN chỉ “bé bằng cái kiến”. Nhưng nay mọi chuyện đã khác xưa khi nợ xấu cao, cán bộ ngân hàng làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khiến cho nhiều ngân hàng thay vì cứu DN, đã chọn giải pháp từ chối. “Họ thà không tăng tín dụng còn hơn nhìn thấy nguy cơ tiếp một món vay có thể phát sinh rủi ro hay tăng nợ xấu”, ông này lý giải.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.