Ngành nước giải khát Việt: Nhìn lại lối rẽ của doanh nghiệp nội

Nước giải khát đang được định vị là ngành “hot” nhất trong nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh.
Nước giải khát đang được định vị là ngành “hot” nhất trong nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh.
Ngành nước giải khát Việt Nam chỉ bắt đầu sôi động từ những năm 1990 sau khi thị trường mở cửa. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã tạo nên một trong những câu chuyện ly kỳ nhất về tốc độ phát triển trong lịch sử kinh tế Việt Nam.

15 năm và cú tăng tốc thần kỳ

Trước những năm 1990, ngành nước giải khát (NGK) Việt Nam chỉ quẩn quanh hai cái tên Nước khoáng Vĩnh Hảo và Xá xị Chương Dương tại khu vực phía nam.

Đầu thập niên 90, hai đại gia Pepsi và Coca Cola gia nhập thị trường, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp nội, đáng kể nhất trong số này là Tribeco và Tân Hiệp Phát.

Thời điểm vàng của ngành NGK bắt đầu từ những năm 2000. Chỉ trong vòng 15 năm kể từ đầu thập kỷ, ngành NGK đã có bước phát triển như vũ bão, “vươn mình” trở thành “gã khổng lồ” với những đóng góp ấn tượng và quan trọng cho nền kinh tế đất nước.

Có thời điểm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt đỉnh 13,48%, gấp đôi mức tăng trưởng GDP của cả nước. Sản lượng ước tính lên tới 4,8 tỷ lít/năm với doanh thu 80.0320 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng chóng mặt của ngành NGK Việt Nam đến từ việc bùng nổ nhu cầu của NTD, thị trường lớn, cơ cấu dân số trẻ, năng động và nhạy bén trong việc lựa chọn, tiếp thu những sản phẩm có giá trị mới.

Nhờ đó, vào giữa những năm 2000, hàng loạt sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường với đủ chủng loại, tạo nên bức tranh hết sức đa dạng và phong phú.

Tân Hiệp Phát – Chiến binh khôn ngoan nhưng đơn độc

Nói đơn độc bởi trong suốt 1 thập kỷ qua, Tân Hiệp Phát là DN nội duy nhất đủ sức đối trọng với các thương hiệu quốc tế tại thị trường VN. Trong khi đó, những tên tuổi “vang bóng một thời” như Chương Dương, Tribeco dần rơi rụng theo năm tháng bởi những cuộc thâu tóm của đối thủ ngoại hoặc ngậm ngùi bỏ cuộc chơi.

Ngành nước giải khát Việt: Nhìn lại lối rẽ của doanh nghiệp nội ảnh 1

Theo Hiệp hội Bia Rượu – NGK, đến 6/2016 Coca Cola chiếm trên 41% thị phần, PepsiCo khoảng 22,7% trong khi Tân Hiệp Phát là 25,5%. (Đồ họa: PV/Vietnam+)

Nguyên nhân khiến đa phần các doanh nghiệp nội “rơi rụng”, lý do bởi họ không đủ tiềm lực tài chính để bắt kịp công nghệ để cho ra đời những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Theo báo cáo của Hiệp hội Bia rượu – NGK Việt Nam, thiết bị máy móc, công nghệ dùng trong ngành NGK có tới 52% là lạc hậu và rất lạc hậu, 38% trung bình, 10% hiện đại và chỉ có 2% là công nghệ cao.

Trong những năm gần đây, các DN Việt đã có những nỗ lực để tiếp cận với công nghệ hiện đại hơn Tuy nhiên chỉ nỗ lực không là chưa đủ, mà cần phải có quyết tâm sắt đá cùng chiến lược phát triển nhạy bén, bền vững như Tân Hiệp Phát là một điển hình.

Năm 2001, Tân Hiệp Phát đã sở hữu trong tay nhà máy sản xuất nước tăng lực với công nghệ đóng chai thủy tinh duy nhất tại Việt Nam, từ đó, họ đã nhanh chóng đánh bật thương hiệu nước tăng lực nổi tiếng đến từ Thái Lan ra khỏi thị trường.

Theo đà phát triển, Tân Hiệp Phát đã mở rộng quy mô nhà máy ở Bình Dương lên đến hơn 40ha, đồng thời cho ra đời nhà máy nhựa bao bì, trở thành một trong số ít DN trên thế giới có khả năng tự cung tự cấp hoàn chỉnh và khép kín, vừa đảm bảo chất lượng tốt nhất với chi phí rẻ nhất để hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

Không dừng lại ở đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất, Tân Hiệp Phát đã đầu tư nhà máy trải dài khắp Việt Nam với nhà máy Number One Hà Nam tại miền bắc, Number One Chu Lai tại miền Trung và Number One Hậu Giang tại ĐBSCL. 

Ngành nước giải khát Việt: Nhìn lại lối rẽ của doanh nghiệp nội ảnh 2

Hệ thống dây chuyền công nghệ Aseptic đang giúp Tân Hiệp Phát độc chiếm phân khúc NGK có lợi cho sức khỏe.

Điều đáng nói, tất cả các nhà máy nói trên đều được hiện đại hóa hoàn toàn với 100% hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ Aseptic hiện đại nhất thế giới với tổng trị giá lên tới 300 triệu USD, và trở thành một trong số hiếm hoi những DN sở hữu công nghệ Aseptic cho tới tận nay.

Với quy trình hoàn toàn tự động và khép kín, dây chuyền công nghệ Aseptic nổi bật với sự kết hợp tối ưu giữa 5 yếu tố vô trùng (chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, môi trường chiết vô trùng) để tạo ra sản phẩm có hương vị, chất lượng cao nhất mà không cần đến chất bảo quản, không màu công nghiệp, không vượt ngưỡng phát hiện chì, đảm bảo tuyệt đối  yêu cầu về VSATTP.

Công nghệ Aseptic giúp Tân Hiệp Phát khai thác tối ưu được các dưỡng chất từ nguồn nguyên liệu và từ đây, DN này đã khai phá ra thị trường ngách là các dòng sản phẩm NGK tốt cho sức khỏe. Trong đó đặc biệt phải kể đến Trà thảo mộc Dr Thanh đang “độc chiếm” thị trưởng bởi chưa có bất cứ DN nào có thể tạo ra sản phẩm tương tự để cạnh tranh.

Nhờ đó, Tân Hiệp Phát nhanh chóng trở thành đối trọng duy nhất và đáng ngại nhất của các thương hiệu hàng đầu thế giới và cũng là DN đơn độc một mình giữ lại những sản phẩm mang tính biểu tượng của quốc gia.

Bài học thành công của Tân Hiệp Phát là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển của ngành NGK Việt Nam, tuy non trẻ nhưng đầy năng động, vượt qua mọi thách thức để tạo một trong những câu chuyện ly kỳ nhất về tốc độ phát triển của ngành hàng trong lịch sử kinh tế Việt Nam.  

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
TPO - Về việc 500 hộ gia đình có nhu cầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nhiều năm chưa thể thực hiện do vướng điều chỉnh quy hoạch Sân bay Nội Bài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định, sớm giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.