Nhật muốn đóng tàu lớn cho ngư dân miền Trung

Nhật muốn đóng tàu lớn cho ngư dân miền Trung
TP - Khi đại diện nhà đầu tư đến từ Kobe (Nhật Bản) ngỏ ý muốn đầu tư đóng hàng ngàn tàu cá công suất cực đại cho ngư dân miền Trung vươn khơi xa, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh ủng hộ và nhắc khẩn trương nghiên cứu, xúc tiến hợp tác...

> Ngư dân vẫn vững vàng ra khơi Hoàng Sa
> Đóng tàu cá lớn nhất Việt Nam, chinh phục Biển Đông

Tại phiên bế mạc Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung (DHMT) hôm qua, đại diện nhà đầu tư ở Kobe đặt vấn đề: “Chúng tôi đã nghiên cứu và rất muốn đâu tư vào lĩnh vực đóng tàu cá công suất lớn cho ngư dân miền Trung vươn khơi. Chúng tôi sẽ phải bắt đầu thế nào, được ưu đãi chính sách ra sao, nhập khẩu các linh kiện máy móc có được ưu đãi thuế hay không?”.

Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh trả lời: “Tôi biết đoàn doanh nhân Kobe đã nghiên cứu cái này từ lâu, tôi cũng đã được báo cáo, nhưng tôi đề nghị phía Nhật nghiên cứu khẩn trương lên chút, lâu quá rồi, nên triển khai sớm”.

Theo ông Thanh, nếu phía Nhật Bản quyết tâm và hợp tác thuận lợi, sẽ hình thành những khu công nghiệp thủy sản, sản xuất, đóng mới các tàu cá mã lực lớn.

Sau 5 - 10 năm, ngư dân miền Trung sẽ có hàng ngàn tàu công suất lớn vươn khơi đánh bắt hải sản rồi lại xuất sang Nhật Bản. Đại diện DN Nhật Bản hỏi kỹ về chính sách thuế, nhập khẩu và tin tưởng sẽ sớm kết thúc nghiên cứu xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực này.

Chất vấn lãnh đạo tỉnh

Tại hội nghị, ông Võ Văn Huệ, lãnh đạo một Cty Nhật Bản ở Việt Nam, hỏi: “Miền Trung có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực, kể cả nhân lực trình độ cao khi chúng tôi muốn vào đầu tư chưa? Các tỉnh miền Trung có hàng chục khu công nghiệp nhưng có ai thực sự quan tâm đến các dịch vụ phụ trợ?”.

Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, quả quyết: Riêng Đà Nẵng sẽ đáp ứng đầy đủ nhân lực, kể cả nguồn chất lượng cao. Những năm qua, Đà Nẵng có chương trình thu hút nhân tài, rồi tài trợ cho cán bộ, học sinh, sinh viên giỏi đi học nước ngoài.

Sắp tới, khu công nghệ cao hình thành. Bốn năm liền Đà Nẵng đứng đầu về ứng dụng CNTT. Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng giám đốc một doanh nghiệp (DN) ở Ninh Thuận đặt vấn đề: Khai thác ti tan nở rộ ở các tỉnh miền Trung, nhưng chưa tạo được mối liên kết, nên chăng quan tâm vấn đề này? Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, cho hay, sẽ nghiên cứu lộ trình hợp tác khai thác ti tan giữa các tỉnh DHMT.

Hội nghị đã chứng kiến lễ trao 9 giấy chứng nhận đầu tư cho các tỉnh, trị giá 3.504 tỷ đồng và 30 triệu USD; 6 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào vùng DHMT trị giá 30,8 tỷ USD; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp 3.922 tỷ đồng và 34 triệu USD cho các DN.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Cao Khoa, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, cho hay hoàn toàn nhất trí với chủ trương DN Nhật Bản đầu tư đóng tàu cá cho ngư dân.

“Hiện Quảng Ngãi cũng có nhiều cơ sở đóng tàu lớn, nhà đầu tư muốn làm ăn, chúng tôi cũng phải khảo sát, thăm dò vận động ngư dân. Quan trọng nhất là tiền đâu để ngư dân mua tàu lớn trong khi tàu, nhà đã nợ ngân hàng rồi”.

Theo ông Khoa, dự án đóng tàu sắt cho ngư dân mới chỉ ở mức thống nhất thiết kế mẫu tàu; chưa xác định được thời điểm ngư dân Quảng Ngãi hạ thủy tàu sắt đi đánh cá ở Hoàng Sa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.