Nông dân nuôi bò Úc

Nông dân nuôi bò Úc
TP - Ông Nguyễn Văn Phước ở xã Mỹ An (Chợ Mới, An Giang) vừa bán con bò Úc nuôi hơn một năm, nặng tới 700 kg, được 65 triệu đồng. “Lời khoảng 36 triệu đồng, bằng hai con bò thường, tính ra nhẹ công chăm sóc”, ông Phước cười tươi.

Ở xã Mỹ An có nhiều nông dân nuôi bò Úc đã lập ra 6 tổ hợp tác, được ngân hàng cho vay 5 tỷ đồng. Bên xã An Thạnh Trung cùng huyện cũng có một tổ hợp tác nuôi bò Úc với tài trợ vốn của ngân hàng. Nuôi bò Úc ở huyện Chợ Mới phát triển hơn năm nay, một trong những người đi đầu là ông Lê Văn Đeo.

Ông Đeo nuôi bò đã nhiều năm với nhiều giống, khi nghe tin nước ta nhập hàng vạn tấn thịt bò Úc mỗi năm thì thấy triển vọng mới nên chuyển hướng. Sau khi đi học hỏi nhiều nơi, ông mua 5 con bò Úc giá 102 triệu đồng. Cả huyện Chợ Mới hiện có 150 con bò Úc.

Chương trình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của địa phương nhanh chóng hỗ trợ các tổ hợp nuôi bò Úc ở huyện Chợ Mới 12 máy băm cỏ.

Ba tiến sỹ ở Trường Đại học An Giang tình nguyện đến các tổ hợp tác hướng dẫn (miễn phí) kỹ thuật trộn thức ăn, chăm sóc và phòng bệnh cho bò. Công ty Vissan từ thành phố Hồ Chí Minh xuống ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ hết thịt bò nuôi trong huyện.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Mới, ông Lê Nghĩa Thuấn, phấn khởi: “Được tỉnh hỗ trợ, bà con đã nhân giống thành công cho 6 con bò Úc mang thai”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.