Phân bón hiệu quả cho vùng đất Tây Nguyên

Phân bón hiệu quả cho vùng đất Tây Nguyên
TP - Tây Nguyên là vùng cây công nghiệp lớn nhất cả nước có hai thương hiệu nổi tiếng với tầm vóc quốc tế là cà phê và hồ tiêu. Đây là vùng trồng cà phê và hồ tiêu chủ lực của Việt Nam với diện tích cà phê hơn 550 ngàn ha, hồ tiêu hơn 23 ngàn ha.

Trong những năm qua năng suất cà phê và hồ tiêu tăng nhanh. Đến nay so với những năm 1980 năng suất cà phê tăng 200- 300%, hồ tiêu tăng 50- 100%. 

Có được kết quả trên theo đánh giá của các nhà khoa học do áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật canh tác như tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là sử dụng phân bón ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn là đại đa số hộ nông dân đã chọn phân Văn Điển để bón và bón đúng kỹ thuật.

Theo điều tra của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, có khoảng 50% số hộ sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho cà phê, số hộ sử dụng phân lân Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh là 72%. Cũng qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học của viện, hơn 20 năm qua (từ năm 1990 đến 2013) bón lân Văn Điển cho đất Tây Nguyên là phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Phân bón Văn Điển không những giúp cho cà phê, hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận, tăng khả năng kháng sâu bệnh mà còn có tác dụng cải tạo đất giúp cho sản xuất hiệu quả, bền vững.

Đất đỏ ba zan Tây Nguyên có tầng canh tác dày, hàm lượng chất hữu cơ đạm và lân tổng số khá giàu, nhưng nghèo lân và ka li dễ tiêu, Ca, Mg thấp, đất chua pH 4,5-4,8. Lân tổng số cao nhưng do đất giàu Fe, Al nên khả năng cố định lân rất cao.

Cà phê và hồ tiêu thích hợp với đất giàu dinh dưỡng, đất có tính kiềm độ pH từ 5,5-6,5. Theo TS Trương Hồng, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng đất canh tác cà phê sau 20 năm sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển có tác dụng duy trì chất lượng đất thông qua các chỉ tiêu như pHKCl, Canxi, Magie, trao đổi, dung tích hấp thụ hiệu dụng. Trong khi đó, bón lân hỗn hợp thì các chỉ tiêu chất lượng đất có xu thế giảm dần. Do lân Văn Điển có hàm lượng can xi và MgO khá cao, phân bón vào đất nhiều năm giúp hạn chế sự chua hóa của đất, cải thiện tình trạng các ca ni on trao đổi cả Ca2+ và Mg2+ trong đất, góp phần tăng chất lượng đất”. Trên đất ba zan, hiệu suất 1kg P2O5 (lân nung chảy Văn Điển) khi bón trên nền phân chuồng đạt được 31,6- 33 kg cà phê nhân, tăng 10,7- 11,2% so với đối chứng.  Hồ tiêu bón lân Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân cao hơn các dạng phân bón khác. Hiệu suất sử dụng lân Văn Điển đối với cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh ở tỉnh Gia Lai đạt 24,9 kg hạt khô/1kg P2O5. Bón phân lân Văn Điển còn khắc phục được tình trạng nông dân lạm dụng phân đạm, lân, kali, chưa quan tâm tới cân đối các chất đa, trung và vi lượng, ít chú trọng phân hữu cơ. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cà phê, hồ tiêu do thành phần chính có lân Văn Điển nên khắc phục được tình trạng trên. Chuyển từ bón phân lân đơn Văn Điển sang bón phân lân Văn Điển kết hợp với NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.