Phân bón Văn Điển giảm thất thu lúa xuân 2016

Phân bón Văn Điển giảm thất thu lúa xuân 2016
TP - Với trên 20 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng, chúng ta mới biết đến vài chất thông thường là đạm, lân, kaly. Còn nhiều chất trung, vi lượng khác chưa được tường tận. 

Ví như các chất vi lượng: đồng, molípden, coban,…tuy sử dụng rất ít nhưng vai trò sinh lý của nó với cây trồng tương tự chất vitamin với con người. Có nhiều chất mà gần đây chúng ta mới nhận thức là dinh dưỡng với cây trồng như  chất si lic (Si). Sau khi được hấp thụ vào cây sẽ tạo lớp biểu bì kép silica – cutic bảo vệ và tăng cường cấu trúc cây trồng giúp cứng thân, dày lá, hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh.

Từ những năm 1968, các nhà khoa học Nhật Bản đã thấy tầm quan trọng của dinh dưỡng silic với cây lúa: Nếu lúa hấp thu 1kg N thì cần phải hấp thu 4kg Sio2; Si không chỉ giúp cây trồng chịu khô hạn  và chịu mặn rất tốt, Si còn giảm thiểu tác hại của nhiều đối tượng sâu bệnh hại, nhất là bệnh đạo ôn, đốm nâu, sâu đục thân lúa...

Cây lúa từ khi gieo cấy đến trước đứng cái, bộ rễ phát triển theo hướng rộng và nông nên cây lúa ăn phân bón thúc để phát triển thân lá và đẻ nhánh. Bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng, bộ rễ chủ yếu phát triển theo chiều sâu, sử dụng phân bón lót để nuôi đòng, nuôi hạt. 

Từ những năm 1993-1995, được các nhà khoa học đầu ngành Nông hóa thổ nhưỡng tư vấn, Công ty phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra các loại sản phẩm NPK thích hợp cho từng loại cây trồng, phù hợp với từng chân đất, với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. 

Trên 20 năm qua, sản phẩm NPK Văn Điển đã có thương hiệu và uy tín không chỉ với nông dân các tỉnh đồng bằng mà cả các tỉnh trung du, miền núi cả nước. Nông dân nhiều địa phương, đặc biệt nông dân xã Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ)  nhiều năm nay chỉ thâm canh lúa bằng NPK 6:11:2 chuyên bón lót và NPK 16:5:17 chuyên bón thúc  (hiện nay còn thêm NPK 5:10:3  và  NPK 12:5:10). Được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, cây lúa khỏe mạnh, ít bị đổ ngã, giảm sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng lúa gạo cao hơn; nhất là khi gặp thiên tai hay khi dịch bệnh xảy ra..

Thông thường nông dân thực hiện: Bón lót sâu, bón thúc sớm với lượng phân bón lót cho 1 sào lúa (360m2) khoảng 20-25kg NPK 6:11:2 hoặc 5:10:3; bón thúc khoảng 12-15kg NPK 16:5:17 hoặc 15-20kg NPK 12:5:10, 12:8:12., trong đó các giống lúa lai, lúa thuần có tiềm năng năng suất cao, ruộng ghềnh, thiếu phân hữu cơ bón nhiều hơn. 

Vụ xuân 2016 thời tiết diễn biến khó lường. Đầu vụ, do biên độ nhiệt ngày đêm lớn, nhiều ngày mưa ẩm, ít nắng nên lúa sinh trưởng chậm, nhiều nơi đến tiết Thanh minh lúa mới bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh. Năm nay đất không được ải đã hạn chế quá trình khoáng hóa trong đất; sắp tới dự báo nắng nóng hơn và khô hạn hơn sẽ suy giảm hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng.

Vì vậy, ngoài phân bón lót và các đợt bón nhử đầu vụ,  bà con không nên bón phân đơn, tốt nhất nên sử dụng phân NPK Văn Điển dạng bón thúc. Ngoài lượng bón thúc đẻ như mọi năm, vào cuối tháng 4 khi xuất hiện lá lúa thắt eo, tùy thời tiết, chân ruộng, giống lúa và màu lá lúa … nên bón thêm 5-7kg NPK 16:5;17 hoặc  NPK các loại 12:5;10, 12:8:12. Khi bón chỉ cần đất đủ ẩm hoặc lộ mặt ruộng, không nên đưa nước lớn rồi mới bón phân. Bón xong, đảm bảo thường xuyên đủ nước cho lúa làm đòng, trổ chín.

MỚI - NÓNG