Phú Yên 'kêu' Chính phủ giúp về dự án đường bộ

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, việc không bố trí vốn cho dự án đang triển khai dở dang sẽ khiến tỉnh bị mất uy tín và phải bồi thường hàng trăm tỷ đồng nếu phải đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Nguyễn Sơn.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, việc không bố trí vốn cho dự án đang triển khai dở dang sẽ khiến tỉnh bị mất uy tín và phải bồi thường hàng trăm tỷ đồng nếu phải đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Nguyễn Sơn.
TP - Dự án tuyến đường bộ nối tỉnh Phú Yên với Gia Lai, được Chính phủ cho phép triển khai từ năm 2009 theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thi công dở dang phải tạm ngừng vì chủ trương cắt giảm đầu tư công. Sau nhiều lần kiến nghị, đến nay, dự án vẫn chưa được bố trí vốn trong khi Bộ KH-ĐT mới đây “bất ngờ” dự kiến bố trí vốn cho 2 dự án khác.

Ngày 10/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hoàng Văn Trà có văn bản số 116 gửi Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và các Bộ KH-ĐT, Tài chính  đề nghị đưa dự án nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai vào kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020. 

Trong văn bản, lãnh đạo tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng quan tâm đến việc Bộ KH-ĐT dự kiến bố trí  900 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 cho hai dự án sửa chữa, nâng cấp công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông (700 tỷ đồng) và chương trình kiên cố hóa trường lớp mẫu giáo tiểu học (200 tỷ đồng).

Điểm khiến lãnh đạo tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chính là dự án sửa chữa, nâng cấp công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông đã được tỉnh báo cáo với Bộ KH-ĐT trước đó và đã ưu tiên cân đối 200 tỷ đồng từ ngân sách của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 để thực hiện. Trong khi dự án tuyến đường bộ nối tỉnh Phú Yên với Gia Lai đang được triển khai từ năm 2010 với vốn đầu tư đã thực hiện đến nay hơn 1.500 tỷ đồng và đang được tỉnh quyết tâm hoàn tất trong năm 2018 lại bị “gạt”, không có tên trong danh mục các dự án được bố trí vốn trái phiếu.

Đây cũng là dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo rõ về việc phải bố trí vốn để hoàn thiện các dự án dùng vốn trái phiếu Chính phủ trên địa bàn tỉnh tại cuộc việc với tỉnh Phú Yên hồi tháng 10/2016. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu vốn của dự án vào danh mục dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để trình Thủ tướng theo quy định.

“Nếu bây giờ Phú Yên đề xuất dự án khác cũng được nhưng rất phức tạp mà mất thời giờ. Bộ KH&ĐT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về dự án đường bộ nối Phú Yên và Gia Lai”, 

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Theo ông Hoàng Văn Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, dự án tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai đã được bố trí 55 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh đã rà soát, phân kỳ đầu tư và thực hiện giai đoạn 1 dự án với chiều dài tuyến là 31,54 km trên tổng số 61,3 km toàn tuyến và triển khai 8 cầu trên tổng số 15 cầu trên tuyến để phục vụ nhân dân đi lại trong mùa mưa lũ với mức đầu tư 1.547 tỷ đồng.

  

Điều lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên lo ngại chính là việc nếu dự án trọng điểm của tỉnh đang triển khai dở dang bị Bộ KH-ĐT “gạt ra” sẽ dẫn đến việc tỉnh phải đơn phương chấm dứt hợp đồng và sẽ phải chịu phạt 12% giá trị hợp đồng, tương ứng hơn 435,1 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh sẽ phải thanh toán hợp đồng với những khối lượng các nhà đầu tư đã thực hiện như giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, tư vấn khảo sát thiết kế, các khối lượng đã thi công trên tuyến... Dự án dừng thi công về lâu dài cũng sẽ gây bức xúc cho nhân dân trong vùng.

Bộ KH&ĐT nói chờ ý kiến Chính phủ

Trao đổi qua điện thoại với PV Tiền Phong, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT chưa nhận được văn bản kiến nghị của tỉnh Phú Yên về việc này. Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, trước đây, Phú Yên có đề nghị cấp vốn trái phiếu cho dự án sửa chữa, nâng cấp công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông và chương trình kiên cố hóa trường lớp học mẫu giáo tiểu học. Nhưng sau đó tỉnh thay đổi và đề nghị cấp vốn sang dự án tuyến đường bộ nối tỉnh Phú Yên với Gia Lai. Tuy nhiên dự án đường bộ này có vấn đề về mặt pháp lý vì  đã sử dụng BT thì không được sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.

“Dự án BT mà vẫn xin vốn trái phiếu thì không có cơ sở để Bộ KH&ĐT bố trí. Để kịp giờ, kịp ngày trình Chính phủ, Bộ KH&ĐT đưa 2 dự án Phú Yên đề nghị ban đầu (dự án sửa chữa, nâng cấp công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông và chương trình kiên cố hóa trường lớp học mẫu giáo tiểu học – PV) vào danh sách bố trí vốn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tỉnh Phú Yên muốn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án đường bộ nối Phú Yên với Gia Lai thì phải thanh lý dự án BT. Phú Yên chưa đề xuất dự án mới nên Bộ KH&ĐT bố trí luôn 2 dự án ban đầu tỉnh đề xuất.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.