Quyết định nâng gấp đôi công suất Sân bay Tân Sơn Nhất

Quyết định nâng gấp đôi công suất Sân bay Tân Sơn Nhất
TPO - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chính thức có ý kiến về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đó, phần đất quốc phòng hiện tại sẽ được sử dụng để nâng công suất của sân bay này lên 40-50 triệu lượt khách/năm, gấp đôi hiện nay.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về một số vấn đề giao thông tại TP HCM.

Kết luận nêu, do sự tăng trưởng nhanh của ngành hàng không trong thời gian qua, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải, thiếu cả đường lăn, sân đỗ và nhà ga, dẫn đến nhiều chuyến bay phải bay chờ, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa an ninh, an toàn hàng không. Để giải quyết tình thế trong thời gian sân bay Long Thành đang chuẩn bị được triển khai đầu tư (nhanh nhất đến năm 2025 mới có thể hoàn thành), việc nâng cao năng lực khai thác sân bay Tân Sơn Nhất là giải pháp hiệu quả nhất và cần thiết trong giai đoạn trước mắt.

Phó thủ tướng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Tp.HCM và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ việc sử dụng khu đất quốc phòng phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất (khoảng 21 ha) để đầu tư nâng cao năng lực khai thác sân đỗ tàu bay, đường lăn và nhà ga, nâng công suất hệ thống nhà ga hành khách sân bay Tân Sơn Nhất đạt khoảng 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Bộ Giao thông Vận tải được giao chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài nhà ga lưỡng dụng đã có trong quy hoạch, thống nhất với Bộ Quốc phòng nghiên cứu quy hoạch thêm các nhà ga khoảng 10 - 20 triệu hành khách/năm và một trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.

Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ga hành khách lưỡng dụng đã có trong quy hoạch; chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để đầu tư cải tạo, mở rộng sân đỗ tàu bay và đầu tư mở rộng đường lăn.

Phó thủ tướng yêu cầu trong thời gian triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị chức năng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn bay, cả dân sự và quân sự; tổ chức khai thác có hiệu quả để hạn chế tình trạng máy bay phải bay chờ lâu.

Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Bộ Quốc phòng quy hoạch lại đường bay trên không. Bộ Quốc phòng cần tính toán điều chỉnh các hoạt động bay quân sự cho phù hợp, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đáp ứng được yếu tố quốc phòng.

UBND TP.HCM được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải rà soát, tổ chức lại hệ thống giao thông kết nối vào sân bay để hạn chế tình trạng ùn tắc; sớm thực hiện đầu tư tuyến đường mới vào sân bay và các nút giao thông khác mức.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ liên quan đề xuất việc hỗ trợ vốn nhà nước thực hiện các dự án nâng cao năng lực khai thác cảng hàng không Tân Sơn Nhất (nếu có), trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.