Rót 1.000 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

TP - Các doanh nghiệp thuộc nhóm ưu tiên hỗ trợ nói trên sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi về thuế, về tín dụng đầu tư, về bảo vệ môi trường, tiền thuê đất, mặt nước...

Liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Bộ Công Thương vừa có văn bản cho biết, đang phối hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 với kinh phí đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đến năm 2020.

Theo đó, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu việc xây dựng và ban hành Luật Phát triển công nghiệp hỗ trợ để báo cáo Chính phủ xem xét, đề xuất với Quốc hội trong thời gian tới, nhằm tạo các cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn nữa thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

Đây có thể coi là điểm đột phá trong chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Theo đó, lần đầu tiên ngành công nghiệp hỗ trợ có một chương trình tương đối toàn diện để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Dự kiến chương trình sẽ bắt đầu được vận hành từ tháng 7/2017.

Sẽ có 6 ngành gồm: dệt may, da giày, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao được hỗ trợ và ưu đãi để phát triển. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ưu tiên hỗ trợ nói trên sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng), về tín dụng đầu tư - đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, về bảo vệ môi trường, tiền thuê đất, mặt nước...

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.