Thương mại của Việt Nam với Asean giảm: Đây là yếu tố khách quan

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại tọa đàm ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại tọa đàm ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
TPO - Thống kê cho thấy, sau gần 2 năm Cộng đồng Kinh tế Asean ra đời, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường chung Asean giảm. Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho rằng đây không phải điều bi quan.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các nước ASEAN giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong nửa đầu năm 2016 đạt 8,08 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Thương mại của Việt Nam với Asean giảm: Đây là yếu tố khách quan ảnh 1

Trả lời báo chí bên lề “Tọa đàm 50 năm Asean: Cộng đồng Kinh tế Asean và cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 19/7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho rằng đây là yếu tố khách quan khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập với bên ngoài. Trong khi thương mại của Việt Nam với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU tăng thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Asean giảm, nghĩa là tỷ trọng thương mại của Việt Nam với Asean giảm so với các thị trường lớn khác. Thứ trưởng Dũng cho rằng đây không hẳn là điều bi quan mà vẫn cho thấy sự phát triển cụ thể. Nhưng với Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) hình thành từ đầu năm 2016, Việt Nam vẫn muốn thúc đẩy thương mại với khối .

Theo Thứ trưởng Dũng, doanh nghiệp chỉ có thể tận dụng được những lợi thế của AEC khi thực sự “đặt chân” vào thị trường Asean, trở thành “người chơi” trên thị trường đó và là một người chơi có đủ năng lực. Hơn lúc nào hết, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ còn là người thụ hưởng mà phải trở thành người tham gia đặt ra luật chơi, chủ động quan tâm và đóng vai trò lớn hơn trong định hình Asean và AEC vì lợi ích của chính các doanh nghiệp.

Thương mại của Việt Nam với Asean giảm: Đây là yếu tố khách quan ảnh 2

Trong tọa đàm sáng nay, các diễn giả đã đưa ra một số gợi ý về cách thức để doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu để nắm bắt tốt hơn cơ hội của AEC.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.