Vào nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

Vào nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam
TPO – Di tích nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947 ), xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng cấp Quốc gia năm 2007.

> Online ‘săn tiền độc’ lì xì đầu năm
> Chơi tiền cotton

Nhà máy in tiền đầu tiên ở đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình)
Nhà máy in tiền đầu tiên ở đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình).

Di tích nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa.

Đồn điền Chi Nê được xây dựng cuối thế kỷ XIX, rộng 7.331 ha. Tại đây, chủ đồn điền Bô- Ren đã xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, chuồng trại trâu bò.

Năm 1943, Bô-Ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện, nhà tư sản Việt Nam yêu nước với giá hai nghìn lượng vàng.

Ông Đỗ Đình Thiện - Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp, năm 1946
Ông Đỗ Đình Thiện - Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp, năm 1946.

Trong những năm đầu độc lập, nước ta trong tình trạng khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Việc tổ chức in và phát hành giấy bạc Tài chính Việt Nam là chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền Tài chính tiền tệ nước nhà trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước Việt Nam từng bước giàu mạnh.

Ông Đỗ Đình Thiện đã mua lại nhà in Tô-panh của Pháp, hiến cho Chính phủ ta. Từ đó, ta có Nhà máy in tiền, sản xuất những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lưu hành trên toàn quốc.

Cán bộ nhà máy in tiền vận chuyển máy in tiền lên Tuyên Quang, năm 1947
Cán bộ nhà máy in tiền vận chuyển máy in tiền lên Tuyên Quang, năm 1947.

Ngày 21-2-1947, trong chuyến về thăm Lạc Thủy, Bác Hồ đã động viên cán bộ, công nhân nhà máy in tiền: “Đây là Nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân”.

Vào nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam ảnh 4
Tờ giấy bạc 100 đồng (tờ bạc con trâu xanh) đầu tiên của Việt Nam
Tờ giấy bạc 100 đồng (tờ bạc con trâu xanh) đầu tiên của Việt Nam.

Khu di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Trải qua bao tháng năm thăng trầm của lịch sử và do tác động của thiên nhiên, một phần Khu di tích Nhà máy in tiền đã bị thay đổi và xuống cấp, nhiều di vật bị thất lạc.

UBND tỉnh đã có quyết định số 436 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền.

Hình ảnh đồng tiền Việt bằng vàng dùng làm bản vị tiền Việt Nam
Hình ảnh đồng tiền Việt bằng vàng dùng làm bản vị tiền Việt Nam.

Tổng diện tích công trình là 15,5 ha với tổng mức đầu tư trên 270 tỷ đồng, tiến hành trong hai giai đoạn. Giai đoạn một tổng mức đầu tư khoảng 61 tỷ đồng, giai đoạn hai tỉnh chủ trương đầu tư khoảng 210 tỷ đồng.

Ngôi nhà của gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện tại chiến khu Việt Bắc, năm 1951
Ngôi nhà của gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện tại chiến khu Việt Bắc, năm 1951.

Năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Tài chính Việt Nam, công trình được tiến hành khởi công xây dựng. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành giai đoạn I Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vào nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam ảnh 8
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên đồn điền Chi Nê
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên đồn điền Chi Nê.
Vào nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam ảnh 10
Góc làm việc và hầm trú ẩn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ cách mạng ở đồn điền Chi Nê
Góc làm việc và hầm trú ẩn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ cách mạng ở đồn điền Chi Nê.
Theo Viết
MỚI - NÓNG